GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ
3.1.1. Định hướng phát triển đơn vị
Quy hoạch phát triển Viện Khoa học Lao động và Xã hội phải phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ và các chủ trƣơng, chính sách có liên quan của Đảng, Nhà nƣớc.
Phát triển Viện Khoa học Lao động và Xã hội đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với nghiên cứu chiến lƣợc, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, tham mƣu chính sách cũng nhƣ đào tạo các lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội, có những đóng góp thực sự quan trọng trong việc cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Trong năm 2021, Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiếp tục thực hiện, lập kế hoạch triển khai các nghiên cứu theo lĩnh vực:
- Lĩnh vực lao động – Việc làm: Vấn đề lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế; Các giải pháp nâng cao chất lƣợng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế
theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đánh giá thực trạng Quy phạm pháp luật Việt Nam về việc làm.
- Lĩnh vực tiền lƣơng, tiền công, quan hệ lao động: Nghiên cứu cơ sở khoa học cải cách tiền lƣơng; Thực trạng đời sống, lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Lĩnh vực môi trƣờng và điều kiện lao động: Xây dựng tài liệu hƣớng dẫn về an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp, trong làng nghề, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới lao động – xã hội; xác định danh mục nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và một Tổng công ty.
- Lao động nữ và bình đẳng giới: Lồng ghép bình đẳng giới trong pháp luật và chính sách hƣớng tới Việc làm bền vững ở Việt Nam.
- Lĩnh vực an sinh xã hội: Định hƣớng an sinh xã hội 2020-2025; Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam; Nghiên cứu xây dựng chính sách trợ cấp có tiền mặt; Chuyển giao thế hệ, Già hóa dân số và An sinh xã hội ở châu Á; Nghiên cứu an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi chính thức; Vai trò của lƣơng hƣu xã hội đối với an sinh tuổi già ở Việt Nam.
- Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội: Đổi mới tƣ duy phòng chống tệ nạn xã hội trong thời kỳ hội nhập.
Tiếp tục tổ chức nghiên cứu các đề tài cấp Viện. Tăng cƣờng hợp tác nghiên cứu với các cơ quan, đơn vị ngoài Bộ. Mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp, địa phƣơng triển khai các nghiên cứu nhƣ tiền lƣơng, quy hoạch ngành… Mở rộng và tăng cƣờng khai thác sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thực hiện các nghiên cứu về các vấn đề thuộc lĩnh vực của ngành; đặc biệt là lĩnh vực an sinh xã hội, môi trƣờng lao động.
Tăng cƣờng tham gia góp ý, phản biện, xây dựng chính sách; Tăng cƣờng liên kết với các đơn vị quản lý nhà nƣớc của Bộ trong quá trình xây dựng chính sách.
Tập trung xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của Viện Khoa học và Lao động và Xã hội trong đó chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Viện cả về số lƣợng và chất lƣợng, xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, có triển vọng và có khả năng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học quan trọng, đáp ứng yêu cầu về quản lý của Bộ trong lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội.
Đổi mới cơ bản việc xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nƣớc. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính và có hình thức đẩy mạnh, thu hút hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ của Viện Khoa học và Xã hội.
Tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác trong nƣớc và quốc tế trong nghiên cứu các lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội; Tham gia tích cực và có hiệu quả vào mạng lƣới các Viện, các tổ chức nghiên cứu khoa học trong nƣớc và quốc tế thuộc lĩnh vực lao động và xã hội nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và vị thế, uy tín nghiên cứu khoa học của Viện.