Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu tại viện khoa học lao động và xã hội (Trang 56 - 58)

ĐỘNG VÀ XÃ HỘI 2.1 Khái quát về Viện Khoa học Lao động và Xã hộ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Viện Khoa học Lao động và Xã hội - với tên gọi đầu tiên là Viện Khoa học Lao động đƣợc thành lập ngày 14/4/1978, theo Quyết định số 79/CP của Hội đồng Chính phủ.

Quá trình xây dựng và trƣởng thành của Viện gắn liền với quá trình phát triển của ngành Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, có thể chia thành 4 giai đoạn: trƣớc “Đổi mới” (từ khi thành lập năm 1978 đến năm 1986); giai đoạn sau đổi mới 1986-1996; 1996-2007 và từ 2008 đến nay.

thuộc Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV), đặc biệt là Liên Xô cũ đƣợc tăng cƣờng, tập trung vào các lĩnh vực tổ chức lao động khoa học, định mức lao động, tiền lƣơng, Ergonomy,…

Giai đoạn 1986-1996: Những năm 1986-1996 đánh dấu bƣớc ngoặt trong hoạt động nghiên cứu của Viện gắn với công cuộc đổi mới đất nƣớc,đổi mới tƣ duy phù hợp với quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc.

Giai đoạn 1997-2007: Thời kỳ này, đất nƣớc tiếp tục đạt đƣợc nhiều thành tựu kinh tế và xã hội quan trọng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề xã hội đƣợc đặt ra, cần giải quyết cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Nét nổi bật của thời kỳ này là Viện đã chủ trì hoặc tham gia vào:

Giai đoạn 2008 đến nay: Nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu trong thời kỳ này là phục vụ triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và XI, Viện đã tham gia xây dựng Đề án” Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 (Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012) của Ban chấp hành TW Đảng; Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW (Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 1/11/2012).

Trải qua hơn 40 năm phấn đấu xây dựng và trƣởng thành, Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã từng bƣớc khẳng định vị trí và vai trò hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý và hoạch định chính sách lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội. Các công trình và kết quả nghiên cứu của Viện ngày càng gắn nhiều hơn với nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc của ngành: góp phần phát triển hệ thống lý luận khoa học lao động và xã hội; cung cấp các luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nƣớc đề ra các chủ trƣơng, xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, luật pháp về lao động, ngƣời có công và xã hội đáp ứng các yêu cầu thực tiễn phát triển đất nƣớc trong từng

giai đoạn; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa...

Những đóng góp của Viện đều đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ghi nhận. Bằng chứng là liên tục trong nhiều năm, Viện đã đƣợc tặng cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của Bộ; năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, Viện đã đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Ba; năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Viện vinh dự đƣợc tặng thƣởng Huân Chƣơng Lao động Hạng Hai; năm 2013, Viện đƣợc tặng Huân chƣơng Độc lập Hạng Ba.

Cho đến ngày hôm nay, Viện Khoa học Lao động và Xã hội vẫn đang tiếp tục nỗ lực không ngừng để đóng góp nhiều hơn nữa các luận cứ khoa học phục vụ cho việc hoạch định chiến lƣợc, chính sách phát triển nguồn nhân lực, lao động, việc làm và ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu tại viện khoa học lao động và xã hội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)