ĐỘNG VÀ XÃ HỘI 2.1 Khái quát về Viện Khoa học Lao động và Xã hộ
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Lao động và Xã hộ
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Hiện nay, Viện Khoa học Lao động và Xã hội hoạt động theo sơ đồ bộ máy nhƣ sau:
Hình 2.1. Bảng mô tả cơ cấu tổ chức Viện Khoa học Lao động và Xã hội
(Nguồn: Văn phòng Viện Khoa học Lao động và Xã hội)
Viện Khoa học Lao động và Xã hội có Viện trƣởng và không quá 03 Phó Viện trƣởng, ngoài ra có 09 đơn vị chức năng trực thuộc, bao gồm:
- Văn phòng: bao gồm khối tổ chức - hành chính và kế toán - tài vụ, có chức năng giúp Viện trƣởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo; công tác hành chính, quản trị theo phân cấp; tổ chức quản lý hoạt động kế toán, tài chính và tài sản của Viện theo quy định của pháp luật.
- Phòng Kế hoạch - Đối ngoại: giúp việc Viện trƣởng xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, tổ chức triển khai và quản lý hoạt động khoa học của Viện; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đối ngoại.
- Phòng Quản lý khoa học: giúp Viện trƣởng xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, tổ chức triển khai và quản lý hoạt động khoa học của Bộ.
- Phòng Nghiên cứu tiền lƣơng và quan hệ lao động: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng, thu nhập và mức sống, năng suất và hiệu quả sử dụng lao động, phát triển quan hệ lao động; tham gia tƣ vấn và đào tạo nâng cao năng lực lĩnh vực tiền lƣơng và quan hệ lao động.
- Phòng Nghiên cứu Chính sách an sinh xã hội: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý nhà về trợ giúp xã hội, ngƣời có công, xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội, dịch vụ xã hội cơ bản, phòng chống tệ nạn xã hội; tham gia tƣ vấn và đào tạo nâng cao năng lực lĩnh vực an sinh xã hội.
- Trung tâm Nghiên cứu Dân số, lao động, việc làm: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý nhà nƣớc về dân số và phát triển nguồn nhân lực, lao động, việc làm, thị trƣờng lao động, đào tạo nghề, bảo hiểm; tham gia tƣ vấn và đào tạo nâng cao năng lực lĩnh vực dân số, lao động, việc làm và bảo hiểm.
- Trung tâm Nghiên cứu Lao động nữ và giới: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý nhà nƣớc về lao động - việc làm của lao động nữ; các vấn đề xã hội của lao động nữ; giới và bình đẳng giới; lao động trẻ em; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; tham gia tƣ vấn và đào tạo nâng cao năng lực lĩnh vực lao động nữ, giới và trẻ em.
- Trung tâm Nghiên cứu Môi trƣờng và điều kiện lao động: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý nhà nƣớc về an toàn lao
động, tai nạn lao động, nghề nặng nhọc - độc hại nguy hiểm; vệ sinh lao động, sức khỏe nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, phát triển bền vững về môi trƣờng, biến đổi khí hậu; tham gia tƣ vấn và đào tạo nâng cao năng lực lĩnh vực môi trƣờng và điều kiện lao động
- Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lƣợc: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực thông tin, xử lý, phân tích, đánh giá và dự báo trong lĩnh vực lao động và xã hội; tham gia tƣ vấn và đào tạo nâng cao năng lực lĩnh vực lao động và xã hội.
Viện có Hội đồng khoa học để tƣ vấn cho Viện trƣởng về công tác nghiên cứu khoa học.
2.1.2.2. Chức năng của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Theo Quyết định số 1870/QĐ-LĐTBXH ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Viện Khoa học Lao động và Xã hội là tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc, nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực nhƣ: Lao động, tiền lƣơng; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; ngƣời có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.
Viện có tƣ cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế: Institute of Labour Science and Social Affairs, viết tắt là ILSSA.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, công nghệ dài hạn và hàng năm về lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội. trình Bộ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
- Tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc và nghiên cứu ứng dụng về lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội.
- Thông tin, phân tích, dự báo trong lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội.
- Điều tra, thống kê; tổ chức hội nghị, hội thảo phục vụ nghiên cứu khoa học.
- Quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng và các hoạt động khoa học, công nghệ của Bộ; thƣờng trực Hội đồng Khoa học của Bộ.
- Tham gia xây dựng chiến lƣợc, đề án, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, chƣơng trình mục tiêu trong lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội; tham gia phản biện khoa học và nghiên cứu đánh giá dự án luật, chƣơng trình, kế hoạch, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ.
- Tổ chức, liên kết đào tạo tiến sĩ các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động và xã hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành lao động, thƣơng binh và xã hội.
- Hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cơ quan trong nƣớc và nƣớc ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực lao động và xã hội theo quy định của pháp luật và của Bộ.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tƣ vấn, nghiên cứu khoa học phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng phƣơng án tự chủ theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, trình Bộ phê duyệt để thực hiện.
- Quản lý công chức, viên chức, ngƣời lao động, tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trƣởng giao.