GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ
3.2.1. Xác định nhu cầu của từng nhóm cán bộ nghiên cứu làm căn cứ để đưa ra các biện pháp tạo động lực phù hợp.
đưa ra các biện pháp tạo động lực phù hợp.
Thực tế tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội hiện nay chƣa có các chính sách hay biện pháp cụ thể nhằm tiến hành thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu của cán bộ nói chung và cán bộ nghiên cứu khoa học nói riêng, do đó việc xây dựng các biện pháp tạo động lực cho cán bộ chƣa đạt hiệu quả cao. Ở từng giai đoạn cụ thể mỗi cá nhân có suy nghĩ, năng lực, hoàn cảnh,...khác nhau nên sẽ có những nhu cầu khác nhau. Đặc biệt đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhƣ tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, việc xác định nhu cầu để phân nhóm đối tƣợng là thực sự cần thiết.
Chính vì vậy, theo tác gia cần phải tiến hành định kỳ việc xác định hệ thống nhu cầu của từng cá nhân, sau đó phân chia theo từng nhóm đối tƣợng với các tiêu chí cụ thể. Có thể sử dụng các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Dựa vào hệ thống nhu cầu của Maslow thiết kế mẫu phiếu khảo sát, mỗi tầng tháp sẽ sử dụng từ 1 đến 2 câu hỏi. Nên thiết kế theo hệ
thống tự chấm điểm từ 1 đến 5 về mức độ hài lòng qua đó có thể phân tích rõ hơn về nhu cầu của cán bộ.
Bƣớc 2: Có thể tiến hành khảo sát theo độ tuổi, chức vụ, trình độ. Tránh tập trung khảo sát theo đơn vị do cán bộ có thể tham khảo cũng nhƣ không điền đúng theo cảm nhận của bản thân.
Bƣớc 3: Tổng hợp phiếu khảo sát, căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế để lựa chọn phân tích nhu cầu của cán bộ. Đánh giá mức độ cấp thiết của từng nhóm nhu cầu để quyết định biện pháp đáp ứng ngay hoặc hoàn thiện sau.
Ngoài ra cũng cần đẩy mạnh hoạt động đối thoại thông qua các buổi họp đóng góp ý kiến hoặc và tăng cƣờng khuyến khích việc sử dụng hòm thƣ góp ý,...Phố biến, quán triệt lãnh đạo các đơn vị