10 Trung tâm Thông tin, phân tích và dự
2.2.2. Thực trạng thực hiện các biện pháp tạo động lực lao động
2.2.2.1. Thực trạng tạo động lực thông qua các biện pháp kích thích tài chính
Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị trên cơ sơ chính sách, chế độ tài chính của Nhà nƣớc, đảm bảo đơn vị sự nghiệp hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên phù hợp với đặc thù của Viện, sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả, tăng nguồn thu, đem lại thu nhập cho ngƣời lao động.
Bảng 2.6. Thu nhập bình quân một tháng của cán bộ nghiên cứu
(Đơn vị tính: đồng)
Năm 2018 2019 2020
Số lƣợng cán bộ nghiên cứu 48 46 50 Tổng thu nhập bình quân 15.545.644 13.631.187 15.210.856
Nguồn: Văn phòng Viện Khoa học Lao động và Xã hội a. Kích thích thông qua tiền lương
Tất cả cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên hợp đồng thuộc chỉ tiêu biên chế, Viện đều áp dụng theo hệ thống thang bảng lƣơng do Nhà nƣớc
ban hành theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ về chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang. Trong Nghị định này có quy định rất cụ thể về hệ số lƣơng theo từng chức vụ, cấp bậc, ngành nghề làm việc.
Công thức tính:
Lcn = Lminx (H1+ H2) x T1/T2 Trong đó:
Lcn : Lƣơng cá nhân
Lmin : Mức lƣơng cơ sở do Nhà nƣớc quy định H1 : Hệ số lƣơng theo ngạch bậc của cán bộ
H2 : Hệ số phụ cấp trách nhiệm, chức vụ của cán bộ T1 : Số ngày làm việc thực tế của cán bộ (bao gồm cả
số ngày nghỉ đƣợc hƣởng lƣơng theo quy định) T2 : Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ quy định
Tiền lƣơng chi trả thƣờng xuyên vào ngày 15 hàng tháng căn cứu theo hệ số lƣơng, hệ số phụ cấp, mức lƣơng tối thiểu theo quy định của Nhà nƣớc và ngày công làm việc thực tế của cán bộ Viện để chi trả.
Ngoài chế độ tiền lƣơng, Viện đang thực hiện 02 chế độ phụ cấp bao gồm: Phụ cấp thâm niên vƣợt khung và phụ cấp Đảng.
Bảng 2.7. Tiền lƣơng trung bình của cán bộ nghiên cứu
(Đơn vị: đồng)
Năm 2018 2019 2020
Số lƣợng cán bộ nghiên cứu 48 46 50 Tiền lƣơng trung bình 4.030.200 4.088.209 4.408.032
(Nguồn: Văn phòng Viện Khoa học Lao động và Xã hội)
Qua biểu 2.7, về mức tiền lƣơng trung bình của Viện đều rơi vào khoảng hơn 4 triệu đồng, đây là mức lƣơng tƣơng ứng trung bình của các cơ quan nhà nƣớc hiện nay nhƣng so với mặt bằng thu nhập ở Hà Nội thì còn rất thấp, thấp hơn mức lƣơng tối thiểu của vùng I Hà Nội hiện tại là 4.420.000 đồng/tháng đối với ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động (theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP)
Có thể thấy lƣơng của cán bộ Viện Khoa học Lao động và Xã hội đƣợc trả theo thâm niên làm việc chứ không dựa vào năng lực, trình độ, khả năng làm việc hay mức độ phức tạp của công việc đảm nhận. Ở một số vị trí lãnh đạo cấp phòng hệ số lƣơng bao gồm cả phụ cấp trách nhiệm nhƣng lại thấp hơn lƣơng cơ bản của cán bộ cấp dƣới do thâm niên công tác ít hơn. Có thể thấy bảng lƣơng hiện tại của Viện chƣa thể hiện đƣợc vị trí và tầm quan trọng của các vị trí trong đơn vị. Đồng thời do hệ số phụ cấp không cao dẫn đến độ chênh lệch tiền lƣơng giữa ban lãnh đạo và các cán bộ khác không đƣợc thể hiện rõ, không thấy đƣợc mức độ khác nhau về mức độ quan trọng, trách nhiệm, độ phức tạp của công việc nói chung.
Việc nâng bậc lƣơng thƣờng xuyên, nâng bậc lƣơng trƣớc thời hạn thực hiện theo Thông tƣ 03/2021/TT-BNV cũng dẫn đến việc thời gian nâng bậc lƣơng bị cào bằng chung bất kể năng lực và đóng góp trong suốt quá trình làm việc tại đơn vị. Mức lƣơng trung bình gia tăng sau mỗi lần nâng bậc lƣơng trƣớc thời hạn cũng không cao (trung bình khoảng 450.000 đồng/lần). Đối với các cá nhân đƣợc nâng bậc lƣơng trƣớc thời hạn không đƣợc thực hiện nâng bậc lƣơng 02 kỳ lƣơng liên tiếp.
Để xem xét mức tiền lƣơng hiện nay có tạo ra động lực làm việc cho cán bộ hay không thì phải đánh giá qua mức độ hài lòng của họ đối với tiền lƣơng.
Bảng 2.8. Mức độ thỏa mãn về tiền lƣơng của cán bộ nghiên cứu
Đơn vị tính: %
TT Nội dung khảo sát
Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Không rõ (3) Đồng ý một phần (4) Hoàn toàn đồng ý (5) Trung bình (điểm) 1 Anh/chị hài lòng về mức
lƣơng hiện tại 22,64 32,08 7,55 24,53 13,21 2,73