Đặc thù của ngành, lĩnh vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu tại viện khoa học lao động và xã hội (Trang 47 - 48)

Mỗi ngành và lĩnh vực nghiên cứu đều có những đặc thù khác nhau, do vậy cũng sẽ có sự phân hóa giữa việc tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu khoa học theo từng ngành, lĩnh vực mà họ tham gia. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tạo động lực cho đội ngũ nghiên cứu khoa học do nhóm đối tƣợng này rất chú trọng vào sở thích nghiên cứu của mỗi cá nhân do họ có nhiều kỳ vọng vào lĩnh vực bản thân nghiên cứu để khẳng định năng lực bản thân, nếu áp dụng sai phƣơng pháp tạo động lực, chế độ đãi ngộ của ngành này sang ngành khác sẽ rất khó để kích thích động lực làm việc cho nhóm

nghiên cứu khoa học.

1.4.1.4. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Sự phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới nói chung và trong một quốc gia, lãnh thổ nói riêng ảnh hƣởng rất lớn đến chiến lƣợc phát triển của một tổ chức nghiên cứu khoa học. Việc khoa học công nghệ phát triển cũng làm thay đổi số lƣợng, nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu của mỗi ngành, lĩnh vực. Vì thế nhóm cán bộ nghiên cứu khoa học luôn phải trau dồi kiến thức, kỹ năng liên tục để đáp ứng yêu cầu xã hội. Đồng thời, việc nhà quản lý áp dụng sự tiến bộ của khoa học, công nghệ vào điều hành quản lý nhóm nghiên cứu khoa học cũng giúp giảm bớt các thủ tục hành chính, công việc sự vụ đối với nhóm nghiên cứu, qua đó giúp cho nhóm nghiên cứu có thể chú tâm vào công việc chuyên môn của họ hơn, gia tăng năng suất cũng nhƣ tạo động lực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu tại viện khoa học lao động và xã hội (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)