Bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu PHáp luật về hợp đồng và bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG (Trang 33 - 35)

Hủy bỏ hợp đồng ( Điều 423 ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng ( Điều 248)

Nếu hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng như không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.

=> Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Nếu hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực trước khi chấm dứt.

=> Chỉ mất hiệu lực sau khi chấm dứt.

Câu 7: Ông Minh có được quy n h y b h p đ ng chuy n nhề ủ ỏ ợ ồ ể ượng nêu trên không? Vì sao? N u có, ế

nêu rõ văn b n cho phép h y b .ả ủ ỏ

Được. Căn cứ điểm b khoản 1 điều 423 BLDS 2015 thì một bên được quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng. Trong trường hợp này, nghĩa vụ chính đặt ra của hợp đồng là giao đất và nhận tiền, ông Minh có nghĩa vụ giao đất và đã giao, ông Cường có nghĩa vụ giao tiền nhưng lại không giao dù đã được nhắc nhở nhiều lần, vì lẽ đó có thể thấy ông Cường đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giao tiền của mình, nên ông Minh hủy bỏ hợp đồng là có căn cứ, hợp pháp.

V n đ 3: Đ ng tên giùm mua b t đ ng s nấ ề ứ ấ ộ ả

Tóm tắt: Quyết định số 19/2015/DS-GĐT ngày 19/05/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Bà Nguyễn Thị Tuệ sinh sống tại Nhật Bản từ năm 1977 nhưng thường xuyên về Việt Nam thăm gia đình. Năm 1992, bà Tuệ có nguyện vọng mua nhà tại Việt Nam nhưng pháp luật không cho phép nên bà Tuệ nhờ ông Nguyễn Văn Bình (chú ruột của bà Tuệ) mua giúp. Ông Bình tìm được và mua căn nhà tại Hà Nội nhưng do ông cũng không có hộ khẩu tại Hà Nội nên đã nhờ bà Nguyễn Thị Vân (em họ của vợ ông Bình) cùng đứng tên trong hợp đồng mua nhà. Ngày 25/05/2001, UBND Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đứng tên ông Bình và bà Vân nhưng ông Bình không thông báo cho bà Tuệ biết. Tháng 6/2009 bà Tuệ biết được sự việc nên đã yêu cầu ông Bình sang tên nhà đất lại cho mình nhưng ông Bình không đồng ý. Vì vậy bà Tuệ đã làm đơn khởi kiện ông Bình để đòi lại quyền sở hữu căn nhà.

Câu 1: Việc Tòa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết phục không? Vì sao?

Việc tòa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên hộ là thuyết phục. Vì dựa vào căn cứ “Giấy cam đoan xác định tài sản nhà ở” lập ngày 07/6/2001 có nội dung xác nhận căn nhà số 16-B20 do bà Tuệ bỏ tiền ra mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên hộ. Giấy cam đoan này có chữ ký của ông Bình và bà Vân. Và “giấy khai nhận tài sản” ngày 09/8/2001 của bà Tuệ cũng có nội dung năm 1993 bà Tuệ mua căn nhà 16-B20 của Công ty xây dựng nhà ở dân dụng và được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở ngày 25/5/2001, do bà Tuệ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được đứng tên mua nhà tại Việt Nam, nên bà Tuệ có nhờ ông Bình và bà Vân đứng tên hộ, giấy này có chữ ký của bà Tuệ, bà Vân và ông Bình ký tên dưới mục người đứng tên hộ.

Câu 2:Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên không? Vì sao?

Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ không được đứng tên. Vì lúc đó pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về trường hợp của bà Tuệ (đang sống ở Nhật) mà chỉ có quy định cá nhân là người nước

ngoài được sở hữu tài sản nhà đất ở Việt Nam. Sau đó, pháp luật Việt Nam mới ra quy định về trường hợp của bà Tuệ. Tuy nhiên, quy định này có hiệu lực sau khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sử dụng nhà được cấp. Bên cạnh đó căn cứ theo Điều 16 Pháp lệnh nhà ở năm 1991, bà Tuệ chỉ được đứng tên khi đang trong thời gian đầu tư ở Việt Nam hoặc định cư, thường trú dài hạn tại Việt Nam. Trong trường hợp này, bà Tuệ chỉ muốn mua nhà để từ nước ngoài về thăm gia đình để tiện hơn nên bà không được đứng tên và theo Luật đất đai 1993 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ có quyền thuê đất.

Câu 3: Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam không?

Theo Khoản 1 Điều 186 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.” và theo khoản 1 Điều 8 Luật nhà ở 2014 điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Vì vậy ở thời điểm hiện nay thì bà Tuệ được đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam.

Câu 4: Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ đã được công nhận quyền sở hữu nhà.

Điều đó được thể hiện cụ thể trong Quyết định như sau: “Theo “giấy chứng nhận” ngày 12/6/2009 của Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản thì bà Tuệ vẫn có quốc tịch Việt Nam. Ngày 18/6/2009 bà Tuệ còn được cấp “Giấy miễn thị thực” để bà Tuệ nhập cảnh Việt Nam nhiều lần đến ngày 18/6/2014, mỗi lần nhập cảnh tạm trú không quá 90 ngày. Theo quy định tại Điều 1 Luật số 34/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai thì bà Tuệ có đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.”15

Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ. Cụ thể là án lệ số 02/20016/AL có nguồn từ Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GĐT ngày 08-7-2010 của Hội đồng Thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” tại tỉnh Sóc Trăng giữa nguyên đơn là

bà Nguyễn Thị Thảnh với bị đơn là ông Nguyễn Văn Tám; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Yêm.

Án lệ có nội dung như sau:

“Tuy bà Thảnh là người bỏ 21,99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất (tương đương khoảng 27.047.700 đồng). Nhưng giấy tờ chuyển nhượng đứng tên ông Tám và sau khi nhận chuyển nhượng ông Tám quản lý đất, sau đó chuyển nhượng cho người khác. Như vậy, lẽ ra phải xác định ông Tám có công sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị đất nên phải xác định số tiền trên (sau khi trừ tiền gốc tương đương 21,99 chỉ vàng của bà Thảnh) là lợi nhuận chung của bà Thảnh và ông Tám. Đồng thời xác định công sức của ông Tám để chia cho ông Tám một phần tương ứng với công sức của ông mới đúng và đảm bảo quyền lợi của các đương sự (Trường hợp không xác định được chính xác công sức của ông Tám thì phải xác định bà Thảnh, ông Tám có công sức ngang nhau để chia)”.

Câu 5. Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ ra và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như thế nào?

Tòa án yêu cầu bà Nguyễn Thị Tuệ phải có trách nhiệm thanh toán trả cho ông Nguyễn Văn Bình số tiền 68.874.098đ là tiền sửa chữa nhà, giá trị nhà tạm và tiền thuế nhà đất hằng năm do ông Bình đã bỏ tiền chi phí đầu tư vào nhà đất bà Tuệ.

Một phần của tài liệu PHáp luật về hợp đồng và bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w