Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu PHáp luật về hợp đồng và bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG (Trang 48 - 50)

- Ông D có đem Hợp đồng thế chấp soạn sẵn và vợ chồng ông bà có ký vào Hợp đồng thế chấp tại nhà.

27 Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

V N Đ 4Ấ Ề

BẢO LÃNH

Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Nguyên đơn là Qũy tín dụng nhân dân Trung ương-chi nhánh Đồng Nai.

Bị đơn là bà Đỗ Thị Tỉnh – chủ doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân. Tranh chấp về hợp đồng tín dụng.

Nội dung bản án: 26/9/2006 Qũy tín dụng nhân dân Trung ương – chi nhánh Đồng Nai ký hợp đồng tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân với số tiền 900 triệu đồng cùng các điều khoản. Tài sản đảm bảo quyền cho vay là quyền sử dụng đất thế chấp cho doanh nghiệp Đại Lộc Tân của hai vợ chồng ông Miễn và bà Cà. Sau đó phát sinh tranh chấp.

Hướng giải quyết của tòa án: Tuyên chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi đối với nợ gốc, kể từ sau ngày tuyên bản án sơ thẩm cho đến khi thanh toán hết nợ theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng.

Tóm tắt Quyết định số 968/2011/DS-GĐT

Chủ thể:

Nguyên đơn: Bà Vũ Thị Hồng Nhung. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thắng.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Mát và Ông Nguyễn Văn Tam.

Bà Nhung cho bà Mát mượn tiền với sự bảo lãnh của bà Thắng. Do bà Mát không trả cả tiền gốc lẫn lãi nên bà Nhung khởi kiện yêu cầu bà Mát và bà Thắng phải có trách nhiệm trả tiền cho bà.

Quyết định của Tòa án:

- Tòa sơ thẩm: Chấp nhận đơn khởi kiện của bà Nhung, bà Thắng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bà Mát, ông Tam để trả tiền cho bà Nhung cả gốc và lãi.

- Tòa phúc thẩm: Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

- Tòa án giám đốc thẩm: Hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Câu 1: Những đặc trưng của bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Đặc trưng của bảo lãnh:

Thứ nhất, chủ thể trong quan hệ bảo lãnh gồm 3 bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

Thứ hai, đối tượng dùng để bảo lãnh: tài sản hoặc công việc.

Thứ ba, phạm vi bảo lãnh: được quy định tại Điều 336 BLDS 2015 như sau:

1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Thứ tư, thù lao: Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận (Điều 337 BLDS 2015).

Câu 2: Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh

Thứ nhất, BLDS 2015 không quy định về hình thức bảo lãnh như tại Điều 362 BLDS 2005 nhằm mở rộng việc sử dụng biện pháp bảo lãnh, khắc phục vấn đề liệu có thể xác lập việc bảo lãnh bằng miệng hay không?

Thứ hai, về phạm vi bảo lãnh, BLDS 2015 có liệt kê thêm nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả “lãi trên số tiền chậm trả”, một quy định mới và cần thiết trên thực tế. Đồng thời, bổ sung thêm khoản 3, 4 Điều 336 về việc có thể sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản trong bảo lãnh và “trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại”. Có thể thấy, BLDS đã đưa ra những chế định cụ thể, khắc phục những bất cập còn tồn tại trong BLDS 2005.

Thứ ba, khoản 1, Điều 339 BLDS 2015 là một quy định mới so với BLDS 2005 về quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đã quy định thêm trường hợp bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình và ngoại lệ.

Thứ tư, Điều 340 về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh, ở đây BLDS 2015 chỉ rõ “trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện”, tức là bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như thế nào thì bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ tương xứng thế đó. Điều này, quy định chặt chẽ hơn so với BLDS 2005 nhằm tránh việc bên được bảo lãnh yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh mới tiến hành nghĩa vụ ngược lại, đảm bảo quyền và lợi ích cho bên bảo lãnh.

Thứ 5, về miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại Điều 341, BLDS 2015 quy định nếu bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh cũng không còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Điều này hoàn toàn ngược lại so với BLDS 2005, thể hiện tư duy rất mới của các nhà làm luật. Việc thay đổi như vậy theo quan điểm cá nhân là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với yếu tố bảo lãnh.

Cuối cùng, BLDS 2015 đã quy định thêm Điều 342 về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh thay cho xử lý tài sản của bên bảo lãnh tại Điều 369 BLDS 2005.

Câu 3: Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cả với Qũy tín dụng nào là quan hệ bảo lãnh?

Đoạn cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cả với Qũy tín dụng là quan hệ bảo lãnh là: “Trong trường hợp xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ 3 số 01534 ngày 22/09/2006 giữa các bên có hiệu lực thì phải tuân theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 7 của Hợp đồng thế chấp, Điều 361 của bộ luật dân sự là khi chủ doanh nghiệp tự nhân Đại Lộc Tân không trả nợ hoặc trả không đủ thì ông Miễn và bà Cà phải trả thay, nếu ông Miễn, bà Cà không trả nợ hoặc trả không đủ thì mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.”29.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán

Việc xác định hợp lý pháp luật ông Miễn, bà Cà lấy tài sản để đảm bảo khoản vay chủ DNTN hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất người thứ ba số 01534 ngày 22/9/2006, hợp đồng đủ điều kiện làm phát sinh hiệu lực. Vì thế, bà Tỉnh không trả ông Miễn, bà Cà phải trả thay ông Miễn, ông bà không trả nợ hoặc trả không đủ, tài sản thế chấp bị xử lý để thu hồi nợ.

Cơ sở pháp lý: Điều 361, BLDS 2005: “Bảo lãnh việc người thứ ba (say gọi bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau gọi bên nhận bảo lãnh) sẽ thực nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau gọi bên bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ…”.

Một phần của tài liệu PHáp luật về hợp đồng và bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w