- Ông D có đem Hợp đồng thế chấp soạn sẵn và vợ chồng ông bà có ký vào Hợp đồng thế chấp tại nhà.
29 Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 8/1/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 5: Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?
Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Theo Tòa “Trong trường hợp xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số 01534 ngày 22/9/2006 giữa các bên có hiệu lực thì phải tuân theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 7 của Hợp đồng thế chấp; Điều 361 Bộ luật dân sự là khi Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân không trả nợ hoặc trả không đủ thì ông Miễn, bà Cà phải trả thay; nếu ông Miễn, bà Cà không trả nợ hoặc trả không đủ thì mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ”30. Tòa quy định như vậy vì dựa vào quy định trên ta có thể thấy người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đây là trách nhiệm độc lập của người thứ ba (bên bảo lãnh) đối với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) khi bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) vi phạm nghĩa vụ.
Câu 6: Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có thẩm quyền?
Đoạn cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền là:
“Tại bản án dân sự sơ thẩm số 376/2009/DS-ST ngày 28/09/2009, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai quyết định: Chấp nhận đơn khởi kiện của bà Vũ Thị Hồng Nhung, ông Nguyễn Văn Tam trả cho bà Vũ Thị Hồng Nhung số tiền 607.106.000 đồng (trong đó,nợ gốc 500.000.000 đồng, lãi suất 107.106.000)”31.
“Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 24/2010/DS-PT ngày 29/01/2010, TAND tỉnh Đồng Nai quyết định: Bác kháng cáo của nguyên đơn bà Vũ Thị Hồng Nhung và bị đơn bà Nguyễn Thị Thắng. Giữ nguyên bản án sơ thẩm”32.
Câu 7: Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?
Hướng liên đới trên không được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận. Đoạn cho thấy: “Tòa án các cấp chưa thu thập, xác định rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của bà Mát, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom) đã buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự cùng bà Mát là chưa chính xác. Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm hướng dẫn đương sự lựa chọn có thể khởi kiện bà Mát hoặc bà Thắng là không đúng quy định của pháp luật”33.
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên là hợp lý bởi theo đó cần phải làm rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ của bà Mát. Căn cứ Điều 335 BLDS 2015, có quy định:
“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ trả nợ thay của bà Thắng phát sinh khi bà Mát không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hay chỉ thực hiện được một phần. Nhưng tại phiên xét xử sơ và phúc thẩm lại bỏ qua việc xác minh khả năng thực hiện nghĩa vụ của bà Mát là không đúng. 30Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 8/1/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.