Quyết định số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu PHáp luật về hợp đồng và bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG (Trang 47 - 48)

- Ông D có đem Hợp đồng thế chấp soạn sẵn và vợ chồng ông bà có ký vào Hợp đồng thế chấp tại nhà.

26 Quyết định số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc

Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc là hợp lý. Công ty Hoàng Quân chuyển 1 tỷ đồng vào tài khoản công ty Ninh Thuận mở tại Ngân hàng. Ngân hàng đã trích tài khoản để cấu trừ công nợ quá hạn và lãi suất. Số tiền 1 tỷ đồng đặt cọc còn chưa thuộc quyền sở hữu của công ty Ninh Thuận theo quy định tại khoản 1, Điều 328 BLDS 2015 tức là tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên đặt cọc. Việc Ngân hàng trích số tiền đặt cọc để thu nợ vay là không có căn cứ pháp luật. Mặt khác, quá trình mua bán giữa Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Long Thuận với công ty Ninh Thuận, quá trình mua bán nợ giữa Công ty Ninh Thuận không có văn bản nào bàn giao số tiền cọc 1 tỷ đồng mua bán cổ phần từ công ty Hoàng Quân. Do đó yêu cầu Ngân hàng phải hoàn trả 1 tỷ đồng cho công ty Hoàng Quân là đúng quy định pháp luật.

Câu 8: Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?

Trích trong đoạn nhận định của Tòa án: “Mặt khác, thực tế ông I cũng đã từng nhờ em gái mua được ô tô nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam để sử dụng (có thể dưới dạng quà tặng, quà biếu), nên ông mới đồng ý mua hộ ông P; nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách quản lý của Nhà nước ở từng thời điểm và hoàn toàn phụ thuộc vào người thân bên Mỹ và đại lý nhập khẩu; Vì ông I không có xe ô tô để bán và cũng không có đủ điều kiện nhập khẩu xe để bán cho ông P; ông P biết rõ điều này và không có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh rằng ông I có khả năng bán xe ô tô cho ông P, nhưng cố tình từ chối thực hiện. Do đó, việc ông I không thực hiện được thỏa thuận là do yếu tố khách quan”27.

Tại phần xét thấy phần [2.2] đoạn 5: Căn cứ theo Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Trường hợp bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do yếu tố khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc”28.

Câu 9: Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao?

Theo nhóm việc Tòa án áp dụng Án lệ số 25/2018AL vào hoàn cảnh vụ việc là không phù hợp. Vì mua bán xe ô tô nhập khẩu là ngành kinh doanh có điều kiện và chỉ có doanh nghiệp mới được đăng ký kinh doanh ngành nghề này theo nghị định 116/2017/CP có hiệu lực ngày 17/10/201. Nhưng giao dịch đặt cọc mua xe nhập khẩu giữa ông P và ông I thỏa thuận từ tháng 8/2016 ông I đã thừa nhận tiền cọc, nhưng tháng 11/2017 hai bên ký thỏa thuận gia hạn thời gian giao xe đến 1/2018 (ông I vì tin tưởng không đọc biên bản mà ký luôn là lỗi của bên ông I). Về nguyên tắc thì hành vi xảy ra ở thời điểm nào thì áp dụng văn bản ở thời điểm đó. Trong trường hợp này thì giao dịch dân sự kéo dài từ năm 2016 đến năm 2018 và có hình thức phù hợp với BLDS 2015 nên căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 688 BLDS 2015 và Nghị định 116/2017/CP. Nên không cần áp dụng Án lệ số 25/2018AL.

Câu 10: Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL không? Vì sao?

Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” là phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL. Vì vụ việc trong Bản án số 26/2019/DS-PT có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự với Án lệ số 25/2018/AL là bên nhận đặt cọc không thực hiện thỏa thuận đúng thời hạn do trở ngại khách quan nên có thể được giải quyết như nhau. Trường hợp này đều là không thực hiện thỏa thuận trong hợp đồng đúng thời hạn do trở ngại khách quan và không phải lỗi của người nhận đặt cọc nên có thể căn cứ vào Án lệ để giải quyết vụ việc.

Một phần của tài liệu PHáp luật về hợp đồng và bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w