Quyết định số 17/20/DS-GĐT ngày 19/5/20 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Một phần của tài liệu PHáp luật về hợp đồng và bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG (Trang 35 - 36)

Trong phần Xét thấy có đề cập “Vì vậy, trong trường hợp này phải công nhận cho bà Tuệ được quyền sở hữu nhà 16/B20 và xem xét đến công sức quản lý, giữ gìn nhà cho gia đình ông Bình trên cơ sở xác định giá nhà đất theo giá thị trường ở thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ đi số tiền mua nhà đất do bà Tuệ bỏ ra, phần giá trị còn lại chia đôi cho bà Tuệ và ông Bình.”16

Câu 6: Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa? Nếu có, nêu Án lệ đó.

Có. Án lệ số 02/2016/AL về vụ án tranh chấp đòi lại tài sản.

“Tuy bà Thảnh là người bỏ 21,99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất (tương đương khoảng 27.047.700 đồng). Nhưng giấy tờ chuyển nhượng đứng tên ông Tám và sau khi nhận chuyển nhượng ông Tám quản lý đất, sau đó chuyển nhượng cho người khác. Như vậy, lẽ ra phải xác định ông Tám có công sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị đất nên phải xác định số tiền trên (sau khi trừ tiền gốc tương đương 21,99 chỉ vàng của bà Thảnh) là lợi nhuận chung của bà Thảnh và ông Tám. Đồng thời xác định công sức của ông Tám để chia cho ông Tám một phần tương ứng với công sức của ông mới đúng và đảm bảo quyền lợi của các đương sự (Trường hợp không xác định được chính xác công sức của ông Tám thì phải xác định bà Thảnh, ông Tám có công sức ngang nhau để chia)”.

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.

Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao là hợp lí. Bởi lẽ giải pháp công bằng là phải chia giá trị gia tăng thêm cho các bên liên quan, không thể để một bên thụ hưởng hết còn một bên không được trong khi bên đó có công sức quản lí, trông coi, bỏ ra các chi phí phục vụ cho việc quản lí, gìn giữ. Cách xử lý chia đôi như vậy có thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng của cả bên bỏ tiền mua bất động sản và bên đứng tên giùm mua bất động sản.

V n đ 4: Tìm ki m tài li uấ ề ế ệ

Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được công bố trên các

Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2018 đến nay (ít nhất 20 bài viết). Khi liệt kê, yêu cầu

viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết trong ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng, 4) Số và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr. 41-51).

1. Lương Khải Ân, “Bàn về quy định trần lãi suất 20%/năm trong quan hệ hợp đồng vay tài sản”,

Khoa học pháp lý, số 03/2020, từ tr. 27-36.

2. Đỗ Văn Đại, Lê Ngọc Anh, “Thỏa thuận không cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động- Kinh nghiệm của nước ngoài cho Việt Nam”, Khoa học pháp lý, số 09/2019, từ tr. 61-76.

3. Đinh Thị Chiến, “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động”,

Khoa học pháp lý, số 09/2019, từ tr. 39-51.

4. Nguyễn Hoàng Thái Hy, “Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng năm 1980”, Khoa học pháp lý, số 05/2020, từ tr 49-61.

5. Phùng Bích Ngọc, “Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước viên năm 1980 – So sánh với pháp luật Việt Nam”, Luật học, số 6/2019, từ tr, 49-60.

6. Đặng Thái Bình, “Điều kiện áp dụng chế định hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong Bộ luật Dân sự Việt Nam – So sánh với pháp luật Nhật Bản”, Khoa học pháp lý, số 08/2019, từ tr. 39-51. 7. Tưởng Duy Lượng, “Những điểm khác biệt cơ bản về chế định hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật dân sự 2005 so với Bộ luật dân sự năm 2015”, Kiểm sát, số 03/2019, từ tr. 29-40.

Một phần của tài liệu PHáp luật về hợp đồng và bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w