1.1.3.1. Căn cứ vào hình thức tài trợ, có thế phân chia thành hai nhóm, đó là: TTTM trực tiếp và TTTM gián tiếp.
- TTTM trực tiếp: Là hình thức tài trợ bao gồm các biện pháp hoặc hình thức hỗ trợ trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường được thực hiện thông qua việc cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tài trợ cho hoạt động XNK hàng hóa, nguyên vật liệu, dây chuyền máy móc thiết bị hoặc được thực hiện thông qua hình thức cung ứng dịch vụ tiền tệ, tín dụng, ngân hàng như các dịch vụ TTQT bao gồm tín dụng chứng từ, nhờ thu hoặc bảo lãnh, thanh toán tương đối, bao thanh toán tuyệt đối, thuê mua
- TTTM gián tiếp: Là hình thức không trực tiếp hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp nhưng lại trực tiếp tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đó là các chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thuế xuất nhập khẩu, chính sách lãi suất và môi trường pháp lý ổn định là yếu tố giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động thương mại, …v.v.
1.3.3.2. Căn cứ vào người cung ứng tài trợ, có thể phân loại thành bốn nhóm như sau: TTTM từ chính phủ, TTTM từ Ngân hàng Trung ương, TTTM từ các tổ chức tín dụng, các trung gian tài chính và TTTM từ các Doanh nghiệp.
- TTTM từ chính phủ: là việc Nhà nước gián tiếp tài trợ thông qua Ngân hàng Trung ương, các tổ chức của Chính phủ, các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng bằng chính sách tài chính - tiền tệ ở tầm vĩ mô cùng các biện pháp thành lập các quỹ dự phòng rủi ro, quỹ hỗ trợ, quỹ xúc tiến phát triển, quỹ bình ổn giá, …v.v. hoặc dưới các hình thức bảo lãnh, tái chiết khấu, …v.v.
tiếp tài trợ bằng cách thực hiện các chính sách tái chiết khấu, cho vay tái cấp vốn, cấp bảo lãnh nhà nước và các chính sánh tài chính - tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, phá giá tiền tệ, ...v.v.
- TTTM từ các tổ chức tín dụng, các trung gian tài chính: là hình thức tài trợ trực tiếp từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng, công ty tài chính. Doanh nghiệp nhận được tài trợ thông qua các hình thức tín dụng cho vay (Credit), chiết khấu (Documentary discount), nhờ thu (Collection), chấp nhận hối phiếu (Bill acceptance), tín dụng chứng từ (Documentary credit), bảo lãnh (Guarantee), cho thuê tài chình (Leasing), tín dụng dự phòng (Standby credit), bao thanh toán (Forfaiting/Factoring), ...v.v.
- TTTM từ các doanh nghiệp: là việc người bán hàng tài trợ trực tiếp cho người mua hàng thông qua các công cụ tín dụng thương mại như mua chịu, thanh toán ghi sổ (Open account), ứng tiền trước khi giao hàng (Payment in advance), hối phiếu trả chậm (usance draft), mua hàng đối ứng (Counter purchase), ...v.v.
1.1.3.3. Căn cứ vào cách thức, phương thức hay phương tiện tài trợ, có thể phân chia thành ba nhóm: TTTM tài chính, TTTM bằng hàng hóa dịch vụ và TTTM bằng “chữ tín”.
- TTTM tài chính: là tài trợ bằng tiền. Người tài trợ sử dụng tiền của mình đưa cho người nhận tài trợ trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận trước nhằm đạt được một khoản tiền lãi sau khi hết thời hạn tài trợ. Hợp đồng tài trợ sẽ ghi rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên người tài trợ và người nhận tài trợ. Các hình thức điển hình của TTTM tài chính bao gồm cho vay thế chấp, tín dụng xuất nhập khẩu, ứng trước tiền, bao tín dụng, …v.v.
- TTTM bằng hàng hóa và dịch vụ: là hình thức mà người cung cấp tài trợ là các nhà sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ. Các hình thức tài trợ bằng dịch vụ, hàng hóa thương gặp là hối phiếu trả chậm, cho thuê tài chính, …v.v.
- TTTM bằng “chữ tín”: đây là một hình thức tài trợ rất phổ biến đối với các giao dịch ngoại thương giá trị lớn. Những hợp đồng mua bán có giá trị lớn mà người mua và người bán không thể đảm bảo quyền lợi của mình do một số điều kiện ví dụ như người mua và người bán ở những quốc gia khác nhau, phải đối mặt với những
rào cản và khác biệt về mặt thủ tục và pháp lý, khoảng cách địa lý xa xôi tiềm ẩn nhiều rủi ro về vận chuyện, khó có thể đảm bảo yếu tố thời gian giao hàng kịp thời cũng như không thế tin tưởng đối tác thực hiện đúng hợp đồng mua bán. Hình thức tài trợ bằng “chữ tín” ra đời để giải quyết những khó khăn đó. Tài trợ bằng “chữ tín” là hình thức mà người tài trợ (thường là các NHTM) sẽ đem toàn bộ uy tín, thương hiệu và địa vị của mình để đứng ra đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng về thanh toán và bồi thường trong trường hợp người nhận tài trợ từ chối thực hiện nghĩa vụ quy định trong thư tín dụng và thư bảo lãnh. Các loại hình tài trợ bằng “chữ tín” thường bao gồm: bảo lãnh ngân hàng, chấp nhận hối phiếu, tín dụng chứng từ, …v.v.