Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 48)

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý thể hiện thông qua các chính sách, quy định của nhà nước trong từng thời kỳ.

Chính sách của Nhà nước liên quan đến XNK, cụ thể: Chính sách thuế (thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập…), chính sách bảo hộ, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách tỷ giá và các thỏa thuận trong những hiệp định thương mại quốc tế… tác động tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK, theo đó ảnh hưởng đến hoạt động TTTM của các NHTM.

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Trong môi trường như vậy, sự biến động của bất kỳ yếu tố nào cũng đều ảnh hưởng đến các lĩnh vực và thành phần còn lại. Ngân hàng là trung gian trong hoạt động vận hành của nền kinh tế, vì vậy hoạt động ngân hàng đặc biệt nhạy cảm với các biến động kinh tế.

Trong một nền kinh tế năng lực sản xuất kém, chậm phát triển, thu nhập và tiêu dùng thấp thì hoạt động ngân hàng không thể phát triển được. Vì vậy, môi trường kinh tế phát triển ổn định là điều kiện căn bản để phát triển hoạt động ngân hàng chất lượng cao.

Chất lượng hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTTM nói riêng đều chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế tác động ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TTTM của ngân hàng qua hai con đường:

kiện cho các ngân hàng tham gia thị trường, chính điều này cũng tạo áp lực cạnh tranh buộc các ngân hàng phát nâng cao chất lượng hoạt động để duy trì và phát triển khách hàng. Các ngân hàng sẽ phải không ngừng hoàn thiện dịch vụ, nâng cao trình độ công nghệ, cải tiến chất lượng phục vụ. Cạnh tranh chính là một yếu tố thúc đẩy chất lượng hoạt động TTTM.

+ Các yếu tố từ khách hàng: Hoạt động TTTM của ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ phía khách hàng, gồm: Sự hiểu biết của khách hàng về hoạt động này, nhu cầu được tài trợ, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính… đều tác động đến hoạt động TTTM của các NHTM. Bên cạnh đó, yếu tố hành vi đạo đức của khách hàng. Cũng ảnh hưởng không ít tới hoạt động TTTM. Nếu khách hàng có hành vi đạo đức không thiện chí, giả mạo chứng từ thì ngân hàng có thể bị thiệt hại rất lớn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA

NGÂN HÀNG KEB HANA – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển

Ngân hàng KEB Hana là Ngân hàng được Chính phủ Hàn Quốc thành lập vào ngày 30/1/1967, với tên gọi là Ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc (Foreign Exchange Bank of Korea). Ngân hàng Korea Exchange Bank do phát triển từ bộ phận kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Trung ương (NHTW) Hàn Quốc, nên lúc đầu, ngân hàng này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế. Năm 1968, Ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc đổi tên thành Ngân hàng Korea Exchange Bank (KEB). Sau đó, tới năm 1989, Ngân hàng Korea Exchange Bank được tiến hành tư nhân hóa. Vào tháng 2 năm 2012 , Tập đoàn tài chính Hana đã hoàn tất việc mua lại Ngân hàng Korea Exchange Bank từ Quỹ Lone Star và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc. Vào tháng 9 năm 2015, Ngân hàng Korea Exchange Bank và Ngân hàng Hana đã được hợp nhất và tổ chức mới được đặt tên là Ngân hàng KEB Hana.

Ngân hàng KEB Hana - chi nhánh Hà Nội đi vào hoạt động vào ngày 01/09/1999, có mã số thuế là 0100917664. Hiện tại, Ngân hàng đang có vốn điều lệ 1,291.2 tỷ đông và đang đăng ký kinh doanh tại địa chỉ Tầng 14, Trung tâm thương mại Daeha, 360 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội được thành lập với mục tiêu hỗ trợ về mặt tài chính và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn Hàn Quốc. Tuy nhiên mục tiêu này đã thay đổi trong những năm gần đây. Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động và khẳng định vị thể của mình trên thị trường Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Khối tài chính kế toán Khối mạng lưới và quản trị chất lượng Khối kiểm tra kiểm soát nội bộ

Khối tổ chức nhân sự Hội đồng rủi ro, quản lý vốn

Khối quản trị rủi ro Văn phòng Ceo

Ban kế hoạch và marketing

Ủy ban quản trị cấp cao Tổng giám đốc

Khối đầu tư Hội đồng quản trị

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng KEB Hana

Khối công nghệ thông tin Khối vận hành Khối thẩm định

Đại hội đồng cổ đông

VP HĐQT Cơ quan kiểm toán nội bộ Ban kiểm toán

Khối hành chính

Khối ngân hàng số Ban khách hàng chiến lược

Khối nguồn vốn và ngoại tệ

Khối bán hàng cá nhân Trung tâm phê duyệt tín dụng

Khối bán hàng vừa và nhỏ

Khối bán hàng lớn Ban pháp chế

Phó phòng (Người Việt)

Tại Việt Nam, Ngân hàng KEB Hana có 2 chi nhánh là KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội và KEB Hana – Chi nhánh TP.HCM. Tuy chịu sự quản lý và hoạt động theo định hướng của Hội sở Ngân hàng KEB Hana tại Hàn Quốc, nhưng 2 chi nhánh này cũng có những chính sách, đường lối rất quan trọng trong quá trình thâm nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam. Với mục tiêu mở rộng thị trường tại Việt Nam, Ngân hàng KEB Hana đã và đang thực hiện hóa kế hoạch mở rộng hệ thống phòng giao dịch. Tuy rằng, đến thời điểm hiện tại, KEB Hana vẫn đang duy trì 2 chi nhánh Hà Nội và TP.HCM nhưng đã thành lập Trung tâm tác nghiệp và Tài trợ thương mại (TFC) trong chính chi nhánh Hà Nội. Trung tâm này được thành lập với mục đích tạo tiền đề cho sự phát triển hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch trong tương lai, đào tạo nhân sự cũng như xây dựng quy chế, chính sách, quy trình và định hướng phát triển dịch vụ TTTMQT. Hiện nay cơ cấu tổ chức của Trung tâm tác nghiệp và Tài trợ thương mại được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tác nghiệp và Tài trợ thương mại (TFC)

Nguồn: Tài liệu nội bộ Trung tâm tác nghiệp và Tài trợ Thương mại Ngân hàng

KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội, 2019.

Nhân viên (Người Việt) Trưởng phòng (Người Hàn)

Kiểm soát viên

mại (TFC) có yếu tố nhân sự trong nước và nước ngoài. Người Hàn Quốc sẽ đóng vai trò quản lý cấp cao, trong khi đó người Việt sẽ nắm giữ vị trí quản lý cấp trung và nhân viên thực hiện thao tác Tài trợ thương mại quốc tế. Tại vị trí kiểm soát viên, nhân sự Việt Nam sẽ đóng vai trò là người trực tiếp nghiên cứu chính sách, đào tạo nhân viên cũng như kiểm soát quá trình thực hiện thao tác tức thời, quản lý dữ liệu hồ sơ và rà soát các giao dịch TTTM trong quá khứ. Bên cạnh đó, kiểm soát viên người Hàn sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo số liệu, tình hình hoạt động của trung tâm về Hội sở Ngân hàng tại Hàn Quốc, quản lý đánh giá chất lượng nhân sự của Trung tâm nhằm đưa ra các giải pháp, đề xuất cho Hội sở. Cùng với Trưởng phòng, kiểm soát viên người Hàn sẽ đóng vai trò phiên dịch viên, trung gian liên lạc kết nối giữa Hội sở tại Hàn Quốc, TFC và Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội về mảng TTTMQT.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021

a. Hoạt động huy động vốn

Xu thế chung của các NHTM Việt Nam hiện nay là kinh doanh đa năng và trở thành ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế đó. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng với nhiều hình thức huy động phong phú, các mức lãi suất hấp dẫn. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để khẳng định mình và đứng vững tại địa phương, Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội luôn đặt huy động vốn lên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu tín

dụng ngày càng tăng.

Bảng 2.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2020/2019 2021/2020 2019 2020 2021 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng nguồn vốn 3.108 3.665 4.382 557 17,91 717 19,57 Dân cư 2.231 2.642 2.997 411 18,43 356 13,46 Các tổ chức kinh tế 878 1.023 1.385 146 16,58 362 35,34

Nguồn: Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội, 2021

Chi nhánh Hà Nội liên tục tăng trong giai đoạn 2019 đến năm 2021. Cụ thể, năm 2019, vốn huy động của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội đạt 3.108 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 3.665 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 17,91%. Tính đến hết năm 2021, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội đạt 4.382 tỷ đồng, tăng 19,57% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, huy động từ dân cư tăng gần 14%, huy động từ các tổ chức kinh tế tăng hơn 35% so với cuối năm 2020 và đạt 91% kế hoạch đó đề ra. Có được sự tăng trưởng này là nhờ những chính sách huy động vốn đa dạng và hiệu quả của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội.

Về cơ cấu vốn huy động, nguồn vốn huy động từ Dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. Và nguồn vốn huy động từ cả Dân cư và các tổ chức kinh tế đều tăng trưởng lũy kế qua các năm từ 2019 đến hết năm 2021. Năm 2019 tỷ trọng huy động vốn của tổ chức kinh tế chiếm 28,23% tổng quy mô huy động vốn; tuy nhiên đến năm 2021, tỷ trọng này đã được tăng lên 31,6%, đi theo đúng định hướng về thu hút nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, dựa vào các nguồn huy động không kỳ hạn từ dòng tiền về tài khoản, huy động có kỳ hạn từ các khoản ký quỹ bảo lãnh, đảm bảo bằng các hợp đồng tiền gửi...

b. Hoạt động sử dụng vốn

Sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng của đối với một NHTM. Với số vốn huy động được, NHTM phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạt được mục đích an toàn vốn và thu được lợi nhuận cao. Có rất nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM, nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn là một nhiệm vụ quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội luôn bám sát mục tiêu tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng.

Bảng 2.2 Tình hình dư nợ của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2019 Năm2020 2021 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ2020/2019 2021/2020

Tổng dư nợ 3.032 3.413 4.261 381 12,57 848 24,85

Dư nợ ngắn hạn 1.129 1.096 1.253 -33 -2,92 157 14,32 Dư nợ trung, dài hạn 1.812 2.317 3.009 505 27,87 692 29,87

Nguồn: Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội, 2021 Tổng dư nợ tăng qua các năm, giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 tăng trường trung bình năm sau so với năm trước vào khoảng 14% - 29%. Tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là vào giai đoạn từ 2020 đến 2021 với bình quân tăng trưởng đến 29%/năm. Đến hết năm 2020, tổng dư nợ của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội là 3.413 tỷ đồng, tăng hơn 12,57% so với năm 2019. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội khá năng động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ưu hóa nguồn vốn trong những lúc đầu ra tín dụng cần phải thắt chặt do những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng khó được đảm bảo chắc chắn.

Cuối năm 2021, tổng dư nợ của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội là 4.261 tỷ đồng, tăng hơn 24,85% so với năm 2020. Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội có được những kết quả trên là do đã chủ động tìm kiếm, khai thác khách hàng vay vốn có tình hình tài chính lành mạnh, đồng thời luôn bắt kịp tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cũng đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn,… Do vậy, cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội cũng được đảm bảo.

c. Hoạt động thanh toán quốc tế

Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thông, Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội rất chú trọng và triển khai làm tốt các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại, đặc biệt là hoạt động TTQT.

năm gần đây được mở rộng cả về chủng loại và chất lượng như: chuyển tiền, tín dụng chứng từ, bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với nước ngoài, đầu cơ trên thị trường tiền tệ...nên có sự gia tăng mạnh mẽ về Doanh số. Bảng 2.3 dưới đây thể hiện Doanh số một số mảng chính đem lại doanh thu cao trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội:

Bảng 2.3 Doanh số thanh toán quốc tế của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn năm 2019 – 2021

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu

Năm 2020/2019 2021/2020

2019 2020 2021 Giá trị Tỷ lệ% Giá trị Tỷ lệ%

Doanh số thanh toán

TTTM quốc tế 45,48 86,10 94,70 40,62 89,31 8,60 9,99

Doanh số kiều hối 3,07 6,31 7,07 3,24 105,47 0,76 11,98 Doanh số mua bán

ngoại tế 38,47 50,42 54,41 11,95 31,07 3,98 7,90

Nguồn: Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội, 2021 Hoạt động thanh toán quốc tế trong các năm từ năm 2019 đến năm 2021 đã mang lại doanh thu lên đến 30% doanh thu dịch vụ của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. Phí thu được từ các hoạt động này chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu. Chất lượng TTQT cũng ngày được nâng cao, các nghĩa vụ cam kết với khách hàng ngày càng được quan tâm và thực hiện đầy đủ, do đó uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

d. Hoạt động khác

Bên cạnh những thành tích về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất lượng TTQT… Để tăng cường uy tín của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội đối với khách hàng, chi nhánh cũng có hàng loạt những hoạt động khác, đóng góp không nhỏ vào thành công của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. Bảng

2.4 dưới đây thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2019 đến 2021.

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2019 – 2021

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w