Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 139 - 141)

NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, về tiền tệ và ngoại hối. Có thể nói rằng NHNN là cánh tay phải của Chính phủ trong việc điều hòa môi trường kinh tế vĩ mô vì những chức năng đặc biệt như xây dựng đề án điều chỉnh lạm phát, trình Thủ tướng chính phủ dự thảo, quyết định chỉ thị liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, …v.v. Vì vậy, những kiến nghị đối với NHNN cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngành ngân hàng. Các giải pháp

được đúc kết ngắn gọn như sau:

Thứ nhất, NHNN cần hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý đối với hoạt động TTQT và TTTM. NHNN cần tiếp tục ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam để làm căn cứ điều chỉnh các hoạt động TTQT của các NHTM trong nước. Ngoài ra, khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và sự giám sát hợp lý của NHNN cũng sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động của các ngân hàng và nâng cao uy tín của các ngân hàng thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. NHNN cũng cần đưa ra các văn bản quy phạm hướng dẫn đồng nhất với việc tuân thủ theo các thông lệ quốc tế đặc biệt cần thiết cho hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay của các NHTM.

Thứ hai, NHNN cần điều hành linh hoạt chính sách tỷ giá và ngoại hối. Những biến động về tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng tới hoat động thanh toán quốc tế của các ngân hàng. Việc điều hành hai chính sách này ổn định và hiệu quả cũng góp phần rất lớn và ổn định nền kinh tế vĩ mô của đất nước, tạo điều kiện và môi trường hoạt động ổn định và đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực TTQT.

Thứ ba, NHNN cần áp dụng linh hoạt chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn cần được điều chỉnh linh hoạt kết hợp với nghiệp vụ thị trường mở để giải quyết hai bài toán bảo đảm nguồn vốn ngoại tệ với mức giá hợp lý để các doanh nghiệp kinh doanh XNK có thể phát triển hoạt động của mình và đồng thời ngăn chặn nguy cơ nền kinh tế tăng trưởng nóng và kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ tư, NHNN cần chú trọng vào công tác thống kê, rà soát định ký, nghiên cứu môi trường kinh doanh vi mô và vĩ mô, từ đó có thể đưa ra những dự báo kịp thời, các biện pháp điều chỉnh, chính sách về tỷ giá, tiền tệ,…v.v. nhằm giúp cho các NHTM hạn chế được tổn thất và tận dụng được những thời cơ trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đang có những biến đổi liên tục và khó lường.

Thứ năm, giải pháp đặc biệt đối với NHNN, cần phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng thành lập hệ thống dữ liệu rủi ro hoạt động chung để các ngân hàng có thể rút

ra các bài học kinh nghiệm đối với các rủi ro trong quá trình tác nghiệp của các ngân hàng bạn. Ngoài ra, cũng nên thường xuyên thành lập các diễn đàn, buổi trao đổi chung giữa các ngân hàng với nhau nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, cách thức hoạt động của ngân hàng mình, cách duy trì, đảm bảo hoạt động và cập nhật các xu hướng hoạt động mới trong ngành ngân hàng trong nước và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 139 - 141)