Hoạt động Tài trợ Thương mại quốc tế tiếp tục khẳng định vai trò quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 108 - 110)

với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Năm 2022 được kỳ vọng sẽ là năm chấm dứt đại dịch toàn cầu Covid-19, mở đầu cho một chu kỳ phát triển mới của nền kinh tế Thế giới. Đối với Việt Nam, 2022 sẽ là năm có rất nhiều những cơ hội cũng như thách thức trong kinh doanh thương

mại quốc tế. Bên cạnh sự cố gắng của Nhà nước trong quá trình xây dựng chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động XNK, các doanh nghiệp XNK cũng cần tập trung xây dựng kế hoạch nhằm bắt kịp với thị hiếu cũng như xu thế tiêu dùng của các thị trường tiềm năng. Điều này đòi hỏi một nguồn cung lớn về vốn. Trong khi đó, nhìn nhận lại tình hình kinh tế của giai đoạn 2019-2021 vừa qua có thể thấy rõ những thiệt hại to lớn từ đại dịch Covid-19 đã khiến cho rất nhiều những doanh nghiệp vừa và nhỏ phải giải thể, lãi suất ngân hàng giảm mạnh, nền kinh tế vĩ mô bị đình trệ. Những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn, có tầm ảnh hưởng và chiến lược kinh doanh lâu dài, mặc dù đã gần như vượt qua được đại dịch, cũng đã chịu những tổn thất nặng nề. Vậy nên sự hỗ trợ về vốn là một nhu cầu vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp XNK trong thời điểm này đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

Bên cạnh những mặt tiêu cực, đại dịch Covid-19 cũng đã vô tình đóng góp vào việc thanh lọc môi trường kinh doanh trên quy mô toàn cầu. Với những khó khăn tác động lên toàn bộ các doanh nghiệp bất kể ngành nghề, quy mô, khu vực, đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật lên những bất cập trong công tác quản lý, tổ chức doanh nghiệp, những yếu kém trong, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật,…v.v. và bài trừ một lượng lớn các doanh nghiệp yếu kém, khiếm khuyết. Hay nói đúng hơn, sau đại dịch Covid-19, thị trường Thế giới chỉ còn lại những doanh nghiệp, tổ chức hoạt động thực sự hiệu quả, có đường lối phù hợp, đúng đắn. Môi trường kinh doanh trở nên trong sạch và rộng mở, mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp đang tồn tại cũng như những doanh nghiệp ra đời trong tương lai. Lại một lần nữa, vai trò của vốn lại trở nên vô cùng quan trọng đổi với các doanh nghiệp XNK trong công cuộc tiếp cận thị trường, phát triển và tiêu thụ sản phẩm.

Với những tiềm năng phát triển được dự báo trong tương lai, ngành XNK Việt Nam rất cần một sự hỗ trợ tận lực từ các NHTM thông qua các hình thức TTTMQT. Việc các ngân hàng tập trung phát triển các sản phẩm TTTMQT được xem như một bước đi đúng đắn đón đầu xu hướng tăng mạnh của hoạt động XNK, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân ngân hàng, cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 108 - 110)