Đào tạo nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế chuyên sâu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 119 - 122)

Đối với hoạt động TTTM, yêu cầu đối với nguồn nhân lực là rất khắt khe, không chỉ có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm và hiểu biết về thương mại quốc tế mà còn phải nắm chắc các lĩnh vực liên quan khác như nghiệp vụ hải quan, bảo hiểm, giao nhận vận tải,… có trình độ ngoại ngữ, vận dụng hiệu quả công nghệ thông tin, am hiểu pháp luật trong nước và tập quán quốc tế. Chính vì vậy, cán bộ chuyên môn trực tiếp cần phải có trình độ chuyên sâu, kinh nghiệm làm việc, trình độ ngoại ngữ và đạo đức làm việc tốt. Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo ngân hàng cần phải có trình độ quản lý, kinh nghiệm làm việc, tầm nhìn và sự quan tâm sâu tới lĩnh vực này. Song song với chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ trực tiếp là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, ứng xử) cũng rất cần thiết.

Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động TTTMQT thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của Ngân hàng KEB Hana nói chung và Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Thực hiện giải pháp này, Ngân hàng nên tập trung trên các phương diện sau:

- Có quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn, khoa học, chính xác nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc.

- Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên và thường xuyên cập nhật những diễn biến quốc tế để cán bộ cập nhật tình hình biến động của thị trường thế giới.

- Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng mềm, tập huấn xử lý tình huống thực tế - Thành lập các diễn đàn để cán bộ nghiệp vụ trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các tình

- Định kỳ tổ chức kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo các cán bộ nhân viên tham gia phải am hiểu thực về nghiệp vụ, tránh kiểm tra hời hợt.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành TTTM, nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ nhân viên để thuận tiện trong trao đổi công việc, nắm bắt hồ sơ giao dịch cũng như đọc hiểu sâu hơn các tập quán quốc tế và quy định quốc tế về TTTMQT.

- Định kỳ tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ nhằm khích lệ các cán bộ nhân viên và tìm ra những ứng viên nòng cốt.

- Có chính sách đãi ngộ hợp lý, khen thưởng thường xuyên với những cán bộ có thành tích cao trong kinh doanh và trong các cuộc thi nghiệp vụ.

Hoạt động TTTMQT không chỉ liên quan đến các phương thức thanh toán, phương tiện thanh toán mà còn liên quan đến cả nghiệp vụ vận tải, bảo hiểm, giao nhận. Tức là phạm vi liên quan rất rộng lớn, rất phức tạp và chuyên sâu. Các nghiệp vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không thể tách rời. Một cán bộ TTTMQT đòi hỏi phải tinh thông không chỉ về nghiệp vụ TTTMQT mà còn phải am hiểu các nghiệp vụ liên quan như vận tải, bảo hiểm, giao nhận. Cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ các quy định của luật pháp trong nước cũng như luật pháp quốc tế về các nghiệp vụ TTTMQT như các phương thức thanh toán, các phương tiện thanh toán để vận dụng và tuân thủ.

Đội ngũ cán bộ TTTMQT tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội chủ yếu là cán bộ trẻ năng nổ nhiệt tình nhưng do đặc điểm của loại hình dịch vụ này là mới, đang được mở rộng ở các chi nhánh trên khắp các địa bàn trên toàn quốc nên cũng không tránh khỏi các hạn chế như trình độ nghiệp vụ của cán bộ chưa cao, chưa được cọ sát thực tế để đúc rút kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ yếu, không thường xuyên cập nhật các thông lệ quốc tế, ý thức chấp hành quy chế, quy trình TTTMQT chưa nghiêm túc, thậm chí còn sơ suất gây tổn thất cho ngân hàng. Để áp dụng tốt các tập quán quốc tế cũng như các văn bản liên quan nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTTMQT, Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội cần xây dựng cho mình một chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ làm TTTM. Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ, cũng cần phải quan tâm đào tạo về ngoại ngữ và áp dụng công nghệ thông tin. Nâng

cao trình độ ngoại ngữ cho các thanh toán viên sẽ giúp họ soạn thảo được những văn bản chặt chẽ hơn trong hoạt động TTTMQT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo về quyền lợi cho phía Việt Nam khi có tranh chấp xảy ra. Đồng thời khả năng ngoại ngữ, tin học giỏi cũng tạo điều kiện cho các thanh toán viên tự trau dồi kiến thức về các tập quán quốc tế thông qua việc đọc các ấn phẩm khác do ICC (International Chamber of Commerce – Phòng thương mại quốc tế) xuất bản hoặc bằng tiếng Anh có liên quan đến TTTMQT. Việc đọc từ nguyên bản sẽ giúp các cán bộ hiểu sâu hơn về những văn bản đó, tránh được những sai lệch có thể xảy ra của bản dịch.

Vì vậy, công tác tổ chức đào tạo nghiệp vụ là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ TTTMQT tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. Các công việc cụ thể là: (i). Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện TTTMQT nhằm đáp nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, thường xuyên cập nhật những thông tin quốc tế nhằm tạo cho cán bộ điều kiện bắt kịp tình hình biến động của thế giới; (ii). Đa dạng hoá các chương trình tập huấn cho cán bộ trong toàn hệ thống như định kỳ tổ chức các lớp tập huấn trong nội bộ Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội để cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, tổ chức các diễn đàn để các cán bộ thực hiện nghiệp vụ trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các tình huống, đưa ra các bài học kinh nghiệm để cùng học tập; phối hợp với các ngân hàng nước ngoài tổ chức các chương trình hội thảo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, tiếp cận với hệ thống ngân hàng trên thế giới; thường xuyên đưa bài lên trang tin TTTM trên mạng nội bộ Intranet để các cán bộ tham khảo, trao đổi, thảo luận; (iii). Đa dạng hoá các hình thức đào tạo bao gồm đào tạo chính quy và không chính quy, kết hợp đào tạo đào tạo tại chỗ với đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn; (iv). Có cơ chế, chính sách khuyến khích bằng các hình thức vật chất hoặc khen thưởng cho cán bộ tự học để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao; (v). Tổ chức định kỳ việc thi nghiệp vụ cấp chứng chỉ đưa ra tiêu chuẩn cho cán bộ TTTMQT nhằm mục đích thúc đẩy cán bộ phải luôn trau dồi nghiệp vụ nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu công việc và (vi). Tổ chức, khuyến khích cán bộ tham gia học tập, trau dồi ngoại ngữ thông qua các khóa học tập trung và chương trình tự học qua sách báo, đài.

Bên cạnh công tác đạo tạo cán bộ, Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội còn phải chú ý tới nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ TTTMQT. Nhiệm vụ bồi dưỡng ở

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 119 - 122)