Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 101 - 106)

2.4.3.1. Nguyên nhân bên trong

- Cơ sở hạ tầng cho hoạt động TTTMQT chưa hoàn thiện:

Sự phát triển nhanh chóng và cập nhật những phiên bản đầy đủ tính năng đang là một hạn chế tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. Cũng như việc phân quyền user trong sử dụng các phần mềm công nghệ. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo trình độ của một ngân hàng hiện đại trong khu vực không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ TTTMQT của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội mà còn cung cấp cho ngân hàng một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động TTTMQT trong toàn hệ thống, phòng tránh được các rủi ro, sai sót. không đáng có trong quá trình hoạt động.

- Mỗi cán bộ kiêm nghiệm nhiều công việc khác nhau:

Hiện nay, tại KEB Hana – chi nhánh Hà Nội, các cán bộ tại mỗi phòng ban đều được đào tạo về nghiệp vụ TTTM. Một đặc điểm tại các Ngân hàng Hàn Quốc khác biệt với các ngân hàng Việt Nam đó là mỗi nhân viên ngân hàng đều sẽ được phân

công làm việc tại tất cả các phòng ban trong ngân hàng trong vòng 3 năm đầu tiên. Điều đó tạo nên một thực trạng là nhân viên ngân hàng có thể kiêm nghiệm nhiều nhiệm vụ, chức năng, phòng chống được những rủi ro khi các nhân viên phòng ban khác nghỉ việc đột xuất, khi khối lượng công việc của một phòng ban nào đó gia tăng đột biến. Tuy nhiên, việc luân chuyển quá nhanh và ép nhân viên ngân hàng phải làm quen liên tục với các nghiệp vụ ngân hàng trong 3 năm đầu tiên khiến cho chất lượng công việc giảm sút, nhân viên chưa thể đào sâu nghiên cứu đã phải chuyển sang công việc khác, nghiệp vụ giàn trải khiến cho năng suất công việc giảm.

- Công tác kiểm tra giám sát trong tác nghiệp chưa thật sự chặt chẽ

Công tác tăng cường kiểm tra giám sát & các biện pháp phòng trừ rủi ro vẫn còn những lỗ hổng, tại một số khâu kiểm soát, việc phân quyền user & trách nhiệm tại các cấp vẫn còn những chồng chéo, dẫn đến chưa rõ ràng để đảm bảo tính rành mạch tại khâu kiểm soát.

- Các loại hình tài trợ thương mại còn thiếu tính đa dạng

Các loại hình TTTMQT tại Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội chưa thực sự đa dạng và phong phú. Nhìn chung, kinh nghiệm hoạt động và kỹ thuật của Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội nói chung và Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội nói riêng còn khá ít nếu so sánh với các NHTM trên thế giới.Với tâm lý quan ngại rủi ro, nên việc tiếp cận và áp dụng một số sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại mới tại Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội chưa thực sự nhanh chóng. Đây là một hạn chế khiến cho việc đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng chưa thực sự nhanh chóng.

- Công tác thiết lập quan hệ và quản lý với các Ngân hàng Đại lý nước ngoài chưa sâu sát

Công tác quan hệ khách hàng, bao gồm cả các khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức, cũng như hệ thống những ngân hàng đại lý còn một số hạn chế. Quan hệ đại lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động TTTMQT. Thông qua hệ thống các ngân hàng đại lý ở các nước khác nhau trên thế giới, nhà nhập khẩu ở nước này mới có thể thanh toán tiền hàng hoá cho nhà xuất khẩu ở

nước khác. Nếu các ngân hàng đại lý không đảm bảo uy tín sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho các bên liên

quan. Do vậy việc thiết lập và duy trì quan hệ đại lý tốt với nhiều ngân hàng trên thế giới giúp cho hoạt động TTTMQT của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội thuận lợi hơn và tránh được rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khách hàng chỉ định ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận là những ngân hàng mà Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội không có quan hệ đại lý và không kiểm tra được mức độ tin cậy, nên có nguy cơ rủi ro cao.

- Mô hình quản lý hoạt động TTTMQT còn dàn trải

Hạn chế trong mô hình quản lý hoạt TTTMQT chưa tập trung, hệ thống quy trình hướng dẫn nghiệp vụ còn chưa được bài bản, chuyên sâu. Tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội, các nhân viên lần lượt được luân chuyển qua tất cả các phòng ban định kỳ theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng. Vì vậy, phần lớn các nhân viên đều được mặc định hiểu biết về các nghiệp vụ TTTMQT. Các cán bộ này vừa phải lo làm tốt công tác tiếp thị khách hàng để mở rộng hoạt động TTTMQT, vừa phải đảm nhiệm việc xử lý các giao dịch TTTMQT vốn rất phức tạp nên lực lượng bị dàn trải, không chuyên sâu, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro cao.

2.4.3.2. Nguyên nhân bên ngoài

- Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ

Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ TTTMQT chưa hoàn thiện đầy đủ dẫn đến việc thi hành các chính sách gặp nhiều khó khăn và có hiệu quả chưa cao. Thị trường kinh doanh tài TTTM hiện nay đang nhiều thử thách và phức tạp. Hành lang pháp lý cho hoạt động dịch vụ ngân hàng và TTTMQT còn yếu, bất cập. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp; chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ và ổn định chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự báo trước được; còn có sự thay đổi nhiều gây khó khăn cho hoạt động dịch vụ TTTM của các ngân hàng.

- Trung tâm thông tin của NHNN cung cấp số liệu cập nhật không liên tục

tổng hợp, quốc tế, có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao; nó chịu sự chi phối rất lớn của hệ thống luật kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật và các cơ chế quản lý kinh tế quốc gia. Vì vậy, nhu cầu về thông tin của ngân hàng là rất lớn, nhưng công tác xây dựng hệ thống cung cấp thông tin và việc cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động dịch vụ TTTMQT vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trung tâm thông tin của NHNN cung cấp số liệu thiếu cập nhật, thiếu tính đầy đủ và chính xác. Sự phối kết hợp giữa hệ thống NHTM với nhau và với NHNN còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin do vậy tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng để xin bảo lãnh và vay vốn nhiều nơi. Chính sự yếu kém trong việc cung cấp thông tin mà hiện nay các cán bộ ngân hàng khi muốn tìm hiểu về khách hàng thường tìm hiểu trên phương án, báo cáo tính toán của khách hàng, hoặc thẩm định không sát được giá cả, định mức kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ TTTMQT của ngân hàng.

- Năng lực của các Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu

Hiện tại, vốn điều lệ của các doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự cao, trong đó theo quy định của NHNN thì ngân hàng không được cho phép cho vay quá 15% vốn tự có của doanh nghiệp trong khi nhu cầu vay vốn của DN hoạt động XNK lại chiếm đến 70-80% trong tổng số vốn cần thiết. Còn với các doanh nghiệp nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn lưu động được phân bổ chưa đáng kể, toàn bộ tài sản cố định thường là hình thức thuê dài hạn, đất đai, mà tài sản đó các ngân hàng thường hạn chế nhận tài trợ do tính khả mại không cao. Bên cạnh đó, tài sản một số đơn vị nhà nước lại còn là máy móc thiết bị, nhà xưởng đã cũ, các tài sản này đều cơ bản hình thành từ vốn vay các tổ chức tín dụng từ trước đây. Vì vậy, với các doanh nghiệp này Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội rất khó để tăng trưởng quy mô tín dụng được do không đảm bảo được về chỉ tiêu tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, năng lực trong kinh nghiệp hoạt động về TTTM của hầu hết các doanh nghiệp ở Việt nam hiện tại là chưa thực sự mạnh, đội ngũ ban lãnh đạo chưa thực sự được đào tạo sâu về XNK, TTTM, trình độ nghiệp vụ ngoại thương còn non yếu, hoạt động thương mại thường qua trung gian, do đó, đây cũng là một hạn chế trong việc phối hợp cùng Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội để nâng cao chất lượng dịch vụ TTTMQT.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI

NGÂN HÀNG KEB HANA – CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội

TTTMQT có đóng gớp rất nhiều vào doanh thu của Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội. Là một ngân hàng quốc tế đến từ Hàn Quốc, Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội được kỳ vọng sẽ trở thành trợ thủ đắc lực đối với các doanh nghiệp có vốn từ Hàn Quốc, trở thành cầu nối cho những tập đoàn lớn của Hàn Quốc có thể phát triển trên lãnh thổ đất nước Việt Nam. Rộng hơn nữa, với hệ thống chi nhánh trải rộng trên 20 nước phát triển trên tất cả các Châu lục, Ngân hàng KEB Hana đã tạo tiền đề cho Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội xây dựng mục tiêu cung cấp dịch vụ TTTMQT cho các công ty XNK có vốn đầu tư nội địa Việt Nam đối với các thương vụ quốc tế. Với tầm nhìn chiến lược, việc nâng cao chất lượng hoạt động TTTMQT trở nên vô cùng cấp thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới đang có những bước chuyển biến vô cùng đặc biệt trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w