Thực trạng chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 69 - 96)

2.3.1. Thực trạng chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàngKEB Hana – Chi nhánh Hà Nội theo tiêu chí định lượng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội theo tiêu chí định lượng

2.3.1.1. Chỉ tiêu về Doanh thu từ hoạt động TTTMQT

Giai đoạn 2019 – 2021, tốc độ tăng (+), giảm (-) về thu nhập từ TTTM và tỷ trọng thu nhập từ tài trợ thương mại tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. Thu từ TTTMQT tăng liên tục qua các năm cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Mức thu bình quân mỗi năm là 5 tỷ đồng. Mức tăng tuyệt đối bình quân năm là 0,16 tỷ đồng và tốc độ tăng năm 2021 là 3,53%. Thể hiện qua bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8 Hoạt động TTTM tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội từ 2019 – 2021 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2020/2019 2021/2020 2019 2020 2021 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng thu dịch vụ ròng 12,98 13,16 13,7 0,2 1,39 0,54 4,10 Thu từ TTTMQT 5,1 4,53 4,69 -0,6 -11,18 0,16 3,53 Tỷ lệ thu từ TTTMQT/ Tổng thu dịch vụ ròng 39,29 34,42 34,23 -4,9 -12,39 -0,189 -0,55 Số giao dịch TTTMQT 24.271 25.450 26.709 1.179 4,86 1.259 4,95 Doanh số thanh toán

TTTMQT 45,48 86,1 94,7 40,6 89,31 8,6 9,99

(Nguồn: Báo cáo tài trợ thương mại các năm từ 2019 đến 2021) Số lượng giao dịch TTTMQT tăng liên tục qua các năm cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Số lượng giao dịch năm 2021 là 26.709 giao dịch. Mức tăng tuyệt đối bình quân năm là 1.259 giao dịch và tốc độ tăng năm 2021 là 4,95%. Doanh số thanh toán TTTMQT qua Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội tăng liên tục qua các năm cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Doanh số thanh toán năm 2021 là 94,7 tỷ đồng. Mức tăng tuyệt đối năm 2021 là 8,6 tỷ đồng và tốc độ tăng là 9,99%. Sự tăng trưởng này là ghi nhận thành công rất lớn trong thời kỳ ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19,

tình hình XNK hàng hóa bị ảnh hưởng trầm trọng trên toàn cầu.

Tỷ trọng thu thừ TTTM so với tổng thu dịch vụ ròng chiếm trên 30%, xu hướng giảm dần từ 39% năm 2019 xuống còn 34% năm 2021. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của thu dịch vụ ròng đã lớn hơn tốc độ tăng của thu từ TTTMQT trong năm 2021.

Thanh toán quốc tế

Dịch vụ thanh toán quốc tế

Trong kinh doanh thương mại quốc tế, doanh nghiệp tham gia thương vụ XNK không thể tự mình thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến TTQT, hối đoái, ký gửi và bảo quản séc, tiền tệ, thẻ ngân hàng, hối phiếu và các chứng từ có giá khác,…v.v. mà phải chấp nhận ủy thác cho một tổ chức tài chính trung gian thực hiện. Thông thường, tổ chức chung gian đó chính là các NHTM.

Dịch vụ TTQT là một trong số các hình thức phổ biến nhất của hoạt động TTTMQT. Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội cung ứng dịch vụ TTQT trên thị trường dưới các hình thức sau: thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ; thanh toán theo phương thức nhờ thu; chuyển tiền bằng điện trả trước hay trả sau để thanh toán tiền hàng, cước phí hay dịch vụ cho các đối tác nước ngoài.

Bảng 2.9 Tăng trưởng và cơ cấu doanh số theo các hình thức TTTMQT

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trưởng

2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020

1.Trị giá mở LC nhập 1.933 2.300 2.609 18,99 13,43

Tỷ trọng (=1/5) (%) 20,35 21,22 20,95

2.Trị giá thông báo LC xuất 1.254 2.022 2.977 61,24 47,23

Tỷ trọng (=2/5) (%) 13,2 18,65 23,91

3.Doanh số chuyển tiền TTR 2.892 3.015 3.251 4,25 7,83 Tỷ trọng (=3/5) (%) 30,44 27,82 26,11

4.Doanh số nhờ thu 3.422 3.502 3.615 2,34 3,23

Tỷ trọng (=4/5) (%) 30,02 32,31 29,03

5.Tổng cộng 9.501 10.839 12.452

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động năm 2019- 2021 của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội)

Bảng số liệu 2.9, cho thấy giai đoạn 2019-2021:

Xét tăng trưởng doanh số thanh toán TTTMQT

Tăng trưởng doanh số các hình thức TTQT không chỉ tăng về số tuyệt đối và số tương đối, nhưng tốc độ tăng năm sau so với năm trước không ổn định, cụ thể:

Doanh số thanh toán theo hình thức mở LC nhập khẩu bình quân mỗi năm là 2.047,2 triệu USD, mức tăng bình quân năm 253,75 triệu USD, tốc độ tăng bình quân năm 13,11%

Doanh số thanh toán theo hình thức mở LC xuất khẩu bình quân mỗi năm là 1.657,4 triệu USD, mức tăng bình quân năm 491,5 triệu USD, tốc độ tăng bình quân năm 30,99%

Doanh số thanh toán theo hình thức chuyển tiền TTR bình quân mỗi năm là 2.819,4 triệu USD, mức tăng bình quân năm 203,25 triệu USD, tốc độ tăng bình quân năm 7,46%

Doanh số thanh toán theo hình thức nhờ thu bình quân mỗi năm là 3.503,6 triệu USD, mức tăng bình quân năm 38,5 triệu USD, tốc độ tăng bình quân năm 1,09%.

Doanh số thanh toán theo hình thức nhờ thu chiếm tỷ trọng cao nhất và xu hướng giảm dần.

Tiếp theo, doanh số thanh toán theo hình thức chuyển tiền TTR chiếm tỷ trọng cao thứ hai, xu hướng giảm nhẹ. Kế tiếp, doanh số thanh toán theo hình thức L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng, trên 20%, xu hướng tăng dần. Cuối cùng, doanh số thanh toán theo hình thức L/C xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp nhất, xu hướng tăng dần.

Xét về cơ cấu doanh số theo địa bàn kinh doanh:

Cơ cấu doanh số TTQT theo khu vực ít khi biến động qua các năm. Khu vực Động lực phía Bắc (ĐLPB) địa bàn Hà Nội luôn là khu vực chủ lực với tỷ trọng hàng năm chiếm hơn 35% toàn hệ thống, nhất là về doanh số thanh toán nhập khẩu (chiếm gần 45%). Đây là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho hoạt động TTTM phát triển vì có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Còn khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh số xuất khẩu (29%).

2.3.1.2. Chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

Đối với NHTM, thu lợi nhuận từ hoạt động TTTMQT là một chi tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình cho TTTMQT, là yếu tố sống còn của NHTM.

Bảng 2.10 Tình hình thu lợi nhuận từ hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017 – 2021 (Đơn vị tính: tỷ đồng, %) Chỉ tiêu Năm 2020/2019 2021/2020 2019 2020 2021 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTTMQT 5,1 4,53 4,69 -0,57 -11,18 0,16 3,53

Doanh thu từ tài TTTMQT 45,48 86,1 94,7 40,62 89,31 8,60 9,99

Tỷ suất thu lợi nhuận từ hoạt động TTTMQT (%) 11,21 5,26 4,95 -5,95 -53,08 -0,31 -5,87 Thu lợi nhuận từ toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội 37,38 58,54 102,98 21,16 56,61 44,44 75,91

Tỷ lệ thu lợi nhuận từ hoạt động TTTMQT/ tổng thu lợi

nhuận từ toàn bộ hoạt động kinh doanh (%) 13,64 7,74 4,55 -5,91 -43,28 -3,18 -41,15

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội)

Kết quả Bảng 2.11 cho thấy, thu lợi nhuận từ hoạt động TTTMQT tế của Chi nhánh Hà Nội có xu hướng tăng qua các năm, điều này phần nào cho thấy hoạt động TTTMQT của Chi nhánh là có hiệu quả.

Trong năm 2019, lợi nhuận thu từ hoạt động TTTMQT tại Chi nhánh Hà Nội đạt 5,1 tỷ đồng. Đến năm 2020, lợi nhuận thu từ hoạt động TTTMQT đạt 4,53 tỷ đồng, giảm 0,57 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng với mức giảm 11,18%. Đến năm 2021, lợi nhuận thu từ hoạt động TTTMQT đạt 4,69 tỷ đồng, tăng 0,16 đồng so với năm 2020, tương ứng với mức tăng 3,53%. Như vậy, trong giai đoạn 2019 – 2021, lợi nhuận thu từ hoạt động TTTMQT tại Chi nhánh Hà Nội có xu hướng giảm vào năm 2020 và tăng trưởng nhẹ vào năm 2021 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19 nên các hoạt động TTTMQT cũng bị ảnh hưởng nặng nề, làm giảm lợi nhuận mặc dù doanh thu tăng do chi phí lớn.

2.3.1.3. Chỉ tiêu về dư nợ, nợ quá hạn và nợ xấu từ hoạt động tài trợ thương mại:

Chất lượng hoạt động tài trợ thương mại được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu và các cam kết bảo lãnh Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách, được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 2.11 Chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

1. Dư nợ tài trợ xuất khẩu 105,92 38,92 29,56

2. Dư nợ tài trợ nhập khẩu 489,13 620,6 657,64

3. Dư nợ bảo lãnh 84,24 96,2 81,36

4. Dư nợ tài trợ TTTMQT 679 756 769

Tỷ trọng (=4/5) (%) 22,40 22,14 18,04

5. Dư nợ của Ngân hàng KEB Hana – Chi

nhánh Hà Nội 3.032 3.413 4.261

6. Tỷ lệ nợ xấu tài trợ xuất khẩu (%) 1,26 1,2 1,32 7. Tỷ lệ nợ xấu tài trợ nhập khẩu (%) 1,37 1,18 1,39

8. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,95 1,44 1,9

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh theo dòng sản phẩm, báo cáo thường niên của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021 và tổng hợp của tác gỉả)

Từ bảng 2.10 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tài trợ xuất khẩu và tài trợ 74

nhập khẩu trong các năm từ 2019 đến 2021 đều được kiểm soát tốt ở mức trên 1 và dưới 1,5%.

Đối với tài trợ xuất khẩu, chỉ tiêu này dao động trong khoảng từ 1,2% - 1,32%; đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu, con số này là từ 1,18% - 1,39%. Tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tài trợ XNK đang được kiểm soát khá tốt so với hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội (dao động chủ yếu ở mức 1,9%- 2,03%).

2.3.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội theo tiêu chí định tính

Để đánh giá chất lượng hoạt động TTTMQT theo tiêu chí định tính, luận văn đã tiến hành khảo sát thông qua gửi phiếu điều tra, cụ thể như sau:

Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát thông qua phiếu điều tra bắt đầu từ ngày 01/09/2021. Số lượng phiếu phát/gửi qua email ra là 126 phiếu, tương đương với 126 khách hàng đang sử dụng dịch vụ TTTMQT tại Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội. Số lượng phiếu thu về là 82 phiếu hợp lệ.

- Phiếu khảo sát:

+ Đối tượng: cán bộ phụ trách, lãnh đạo phụ trách các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TTTM của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội trong thời gian 2019 -2021.

+ Quy mô mẫu: 82 khách hàng. Trong đó có 92% là các doanh nghiệp có lãnh đạo người Hàn Quốc và 8% là các doanh nghiệp có lãnh đạo người Việt Nam.

+ Các hình thức thu thập: thực hiện gửi phiếu khảo sát thông qua đường bưu điện, gửi mail cho khách hàng và đặt sẵn tại quầy.

Nội dung các câu hỏi khảo sát tập trung vào sự hài lòng của khách hàng (Phụ lục trang số 115).

a. Sự hài lòng của khách hàng - Tiện ích:

một khâu quan trọng trong thiết kế sản phẩm TTTM chính là cải tiến, hoàn thiện các đặc tính của sản phẩm. Các sản phẩm dịch vụ TTTM về hình thức cung cấp (ví dụ như thư tín dụng truyền tải qua điện Swift, nhờ thu qua bộ chứng từ xuất khẩu,…) đều gần như tương đồng giữa tất cả các ngân hàng. Tuy nhiên, điều kiện thực hiện giao dịch mới chính là điều làm nên điểm khác biệt trong hình thức cung cấp sản phẩm của mỗi ngân hàng.

Sản phẩm Phát hành bảo lãnh nhận hàng/ Ký hậu vận đơn/ Phát hành thư ủy quyền nhận hàng theo LC của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội Về hính thức, thư bảo lãnh nhận hàng, thư ủy quyền nhận hàng hay chữ ký hậu trên vận đơn do Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội phát hành cũng giống như các ngân hàng khác. Tuy nhiên, sự khác nhau chủ yếu là ở các đặc điểm của sản phẩm về điều kiện thực hiện giao dịch và hồ sơ khách hàng phải cung cấp. Ví dụ, một số ngân hàng khi phát hành bảo lãnh nhận hàng trong trường hợp chứng từ chưa về đến ngân hàng sẽ yêu cầu phải có bản gốc vận đơn đường biển tuy nhiên Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội chấp nhận bản sao vận đơn đường biển có đóng dấu của khách hàng.

Ngân hàng KEB Hana nói chung và Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội nói riêng đều luôn cố gắng tối giản hóa hồ sơ thiết yếu và đơn giản hóa các nguyên tắc thực hiện giao dịch để hỗ trợ khách hàng tối đa, tuy nhiên vẫn luôn đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN cũng như các tập quán quốc tế.

Vậy trong thực tế, Khách hàng đánh giá khả năng đáp ứng trong hoạt động TTTM tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội ở mức độ như thế nào? Tác giả đã thực hiện khảo sát và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12 Tổng hợp đánh giá của khách hàng về tính tiện ích trong hoạt động TTTM của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội

STT Đánh giá Mức độ Tổng Trung

bình

1 2 3 4 5

1 Đáp ứng về tính năng sản phẩm 1 4 15 45 17 82 3,89

2 Đáp ứng về tiến độ 0 5 22 44 11 82 3,74

3 Đáp ứng về điều kiện giao dịch 2 7 25 42 6 82 3,52

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Đáp ứng về điều kiện giao dịch 2 7 25 Đáp ứng về tiến độ 0 5 22 42 6 44 11 Đáp ứng về tính năng sản phẩm 1 4 15 45 17 Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ mức độ các đánh giá của khách hàng về tính tiện ích

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Qua hai biểu đồ trên có thể thấy ở cả 3/3 tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng của hoạt động TTTM được khách hàng đánh giá chủ yếu ở mức khá, đó là đáp ứng về giá và đáp ứng về tiến độ. Cụ thể:

Về khả năng đáp ứng về tính năng sản phẩm có 17 khách hàng đánh giá rất tốt, 45 khách hàng đánh giá tốt, 15 khách hàng đánh giá bình thường, 4 khách hàng đánh giá kém và 1 đánh giá rất kém, trung bình 3,89/5.

Về khả năng đáp ứng tiến độ, có 11 khách hàng đánh giá rất tốt, 44 khách hàng đánh giá tốt, 22 khách hàng đánh giá bình thường, 5 khách hàng đánh giá kém và không có đánh giá rất kém, trung bình 3,74/5.

Tiêu chí thứ ba – đáp ứng về điều kiện giao dịch, có 6 khách hàng đánh giá rất tốt, 42 khách hàng đánh giá tốt, 25 khách hàng đánh giá bình thường, 7 khách hàng

đánh giá kém và 2 đánh giá rất kém, trung bình 3,52/5, tuy thấp hơn 2 tiêu chí trên nhưng phần lớn khách hàng (88%) vẫn đánh giá từ mức trung bình trở lên.

Nhận xét: 2 tiêu chí về đánh giá khả năng đáp ứng của hoạt động TTTM tại

Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội đã được khách hàng đánh giá cao, đạt trung bình 3,74 và 3,89 điểm. Khả năng đáp ứng về điều kiện giao dịch tuy chưa cao bằng hai tiêu chí trên nhưng cũng đạt 3,52 là mức khá.

- Thái độ phục vụ:

Để thực hiện hoạt động TTTM tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội, đầu mối liên lạc, tiếp xúc với khách hàng chủ yếu là Khối quản lý khách hàng và khối tác nghiệp.

Khối quản lý khách hàng bao gồm: Phòng KHDN1, Phòng KHDN2 là bộ phận kinh doanh trực tiếp, cung ứng dịch vụ TTTM tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. Chức năng chính của các Phòng KHDN là trực tiếp tiếp thị, bán sản phẩm dịch vụ và phát triển khách hàng (trong đó có đầu mối quản lý nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 69 - 96)