Tăng cường kiểm tra giám sát và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 122 - 125)

bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, tư cách đạo đức và văn hóa doanh nghiệp. Hoạt động TTTMQT là hoạt động thường xuyên được tiếp cận với môi trường bên ngoài. Cán bộ TTTMQT đại diện cho Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội để tiếp xúc, giao dịch, làm việc với các đối tác quốc tế. Nếu các cán bộ tài TTTMQT không có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu thì sẽ không thể đàm phán với các đối tác quốc tế, vốn là những ngân hàng có rất nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa vấn đề đạo đức nghề nghiệp và văn hoá doanh nghiệp đối với cán bộ TTTMQT đặc biệt được nhấn mạnh hơn so với các nghiệp vụ khác bởi đây là bộ mặt của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội với bạn bè quốc tế.

3.3.4. Tăng cường kiểm tra giám sát và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tácnghiệp nghiệp

Ngoài các quy định về kiểm tra, giám sát của Hội sở chính ban hành, Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội cần có cơ chế giám sát, xử lý vi phạm riêng để tăng trách nhiệm của cán bộ bán hàng, tác nghiệp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động TTTM. Việc giám sát, xử lý vi phạm phải đảm bảo:

+ Tăng cường giám sát, chế tài xử phạt mạnh mẽ, có tính răn đe đối với các hành vi vô trách nhiệm, gây ách tắc, gây ảnh hưởng tới khách hàng. Thiết lập đường dây nóng tại Chi nhánh.

+ Tăng cường các chương trình kiểm tra, giám sát từ xa; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trực tiếp.

+ Rà soát, tăng cường chế tài xử phạt hành chính mạnh mẽ, gia tăng mức xử phạt hành chính đối với các sai sót, vi phạm có tính răn đe cao.

+ Thực hiện thông báo rộng rãi trong hệ thống các sai phạm, vi phạm để quán triệt và nghiêm cấm tái diễn các hành vi vi phạm. Yêu cầu các đơn vị/cá nhân có sai phạm phải chấn chỉnh, xử lý và khắc phục triệt để.

Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát được phân chia cụ thể giữa các bộ phận liên quan đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động TTTMQT nhưng không bị chồng chéo:

Tại chi nhánh: Ban lãnh đạo chi nhánh có nhiệm vụ: (i). Bố trí đủ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt để thực hiện và kiểm soát hoạt động TTTMQT;(ii). Phê duyệt các giao dịch TTTMQT vượt hạn mức dành cho Trưởng phòng (Tổ trưởng) TTTMQT và(iii). Định kỳ kiểm tra kiểm soát hoạt động TTTMQT tại chi nhánh, phát hiện và khắc phục kịp thời các vi phạm quy trình TTTMQT và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan.

Cán bộ kiểm soát TTTMQT của chi nhánh gồm Kiểm soát viên và Trưởng phòng (Tổ trưởng) TTTMQT có trách nhiệm: (i). Kiểm soát về mặt nghiệp vụ các giao dịch phát sinh, đảm bảo xử lý giao dịch theo đúng pháp luật của Nhà nước, đúng quy trình TTTMQT và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương; (ii). Phê duyệt các giao dịch TTTMQT nằm trong hạn mức được Giám đốc chi nhánh uỷ quyền và (iii). Trưởng phòng (Tổ trưởng TTTMQT chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh về các giao dịch TTTMQT phát sinh tại chi nhánh.

Tại Hội sở, Ban lãnh đạo có nhiệm vụ: (i). Ban hành quy chế kiểm tra kiểm soát hoạt động TTTMQT định kỳ và đột xuất tại các chi nhánh; (ii). Ban hành cơ chế xử lý các rủi ro tài TTTMQT trong trường hợp phát sinh và (iii). Xây dựng hạn mức duyệt giao dịch hợp lý cho từng chi nhánh trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển hoạt động TTTMQT.

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội, hoạt động TTTMQT không thể phát triển một cách độc lập với các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Giữa hai mặt nghiệp vụ: tài trợ XNK và kinh doanh ngoại tệ tồn tại một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, trong đó tín dụng tài trợ XNK là khâu cơ sở để phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Ngược lại, sự phát triển của kinh doanh ngoại tệ lại là một trong những yếu tố quyết định cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn TTTMQT. Trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nghiệp vụ đó, để nâng cao hiệu quả trong hoạt TTTMQT của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội cần phải có những biện pháp hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho các nghiệp vụ liên quan.

Đối với nghiệp vụ tài trợ XNK, cán bộ cần làm tốt công tác thẩm định dự án, quản lý tài sản đảm bảo, đánh giá chính xác năng lực tài chính, xếp loại chất lượng tín dụng

(hay còn gọi là độ tin cậy tín dụng) cho từng khách hàng. Trên cơ sở đó xây dựng hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu bộ chứng từ… cho từng khách hàng. Đồng thời việc cán bộ tín dụng thường xuyên theo sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cho phép ngân hàng dự báo được những nguy cơ tiềm ẩn từ khách hàng để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Đối với nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội cần có các chính sách thích hợp để thu hút khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn, cân bằng trạng thái ngoại tệ của ngân hàng, để từ đó có thể chủ động về ngoại tệ để cung cấp cho khách hàng trong nước. Việc quy định trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh Ngân hàng KEB Hana là một biện pháp nhằm giúp các chi nhánh giảm thiểu rủi ro hối đoái, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nguồn ngoại tệ của toàn hệ thống. Cần tạo điều kiện cho các chi nhánh có thể vừa chủ động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng hoặc mua bán trực tiếp giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống để chủ động về nguồn ngoại tệ.

Ngoài ra cần đa dạng hoá các loại hình kinh doanh ngoại tệ nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán. Hiện nay hoạt động mua bán ngoại tệ tại Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội mới chủ yếu là các giao dịch giao ngay, rất ít khi sử dụng các hình thức mua bán kỳ hạn. Để tránh được rủi ro tỷ giá, Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội cần sử dụng kết hợp các hình thức mua bán kỳ hạn để chủ động trong nguồn ngoại tệ thanh toán. Việc mua bán kỳ hạn cần được thực hiện đựa trên cơ sở cân đối nguồn ngoại tệ và các cam kết thanh toán L/C trả ngay, L/C trả chậm, cam kết thanh toán nhờ thu có kỳ hạn. Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội không nên chỉ thụ động khi có nhu cầu đưa tới mới xem xét mà cần có kế hoạch để thực hiện hợp đồng mua bán có kỳ hạn, hạn chế rủi ro hối đoái, chủ động nguồn ngoại tệ cho thanh toán, ngay cả trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ.

Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý sử dụng ngoại tệ, đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ để phục vụ hoạt động TTTMQT. Trong từng giao dịch TTTMQT với khách hàng, Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội cần phải xem xét, cân đối nguồn ngoại tệ của bản thân cũng như đánh giá được khả năng tái tạo nguồn ngoại tệ để trả nợ của khách hàng để xây dựng kế hoạch cân đối nguồn ngoại tệ để đảm bảo

đủ ngoại tệ thanh toán khi đến hạn. Do đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội là hoạt động nhập khẩu đang chiếm một tỉ trọng lớn hơn rất nhiều so với hoạt động xuất khẩu nên gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn ngoại tệ. Rất nhiều khách hàng của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội chỉ có nhập khẩu mà không có xuất khẩu để tái tạo ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w