Đa dạng hóa các loại hình tài trợ thương mại quốc tế để nâng cao chất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 115 - 116)

có thể cung cấp dịch vụ với mức giá khách hàng kỳ vọng. Để kéo gần khoảng cách giữa khả năng của ngân hàng và kỳ vọng từ khách hàng thì cách tốt nhất đó là đi sâu vào nghiên cứu từng cá nhân khách hàng nhằm những sự lựa chọn phù hợp nhất. Ngân hàng cần những dữ liệu, thông tin về khách hàng nhằm đánh giá tiềm năng khai thác, từ đó cân đo đong đếm giữa những lợi ích mà khách hàng đó có thể mang lại trong tương lai và những thiệt thòi của ngân hàng khi giảm giá thành dịch vụ.

3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngânhàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội

3.3.1. Đa dạng hóa các loại hình tài trợ thương mại quốc tế để nâng cao chất lượngdịch vụ dịch vụ

Khuyến khích chi nhánh tăng cường cung cấp đến khách hàng theo hướng trọn gói, tích hợp nhiều sản phẩm từ cho vay, huy động vốn, dịch vụ thẻ, TTTM, dịch vụ giá trị gia tăng khác… nhằm tăng tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đối với các khách hàng đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng cần ưu tiên phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc thù đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

Trên cơ sở tính toán tổng hòa lợi ích của từng khách hàng mang lại như lợi nhuận, danh mục sản phẩm khách hàng đang sử dụng hoặc những giá trị gia tăng tiềm năng để có thể đưa ra những chính sách phí, lãi suất cũng như tỷ giá hợp lý khi khách hàng sử dụng sản phẩm TTTM.

Ngoài những phương thức TTTM truyền thống đang được Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội áp dụng như đã trình bày ở trên, hiện nay trên thị trường tài chính quốc tế còn áp dụng nhiều loại hình dịch vụ như Factoring (bao thanh toán tương đối), Forfating (Bao thanh toán tuyệt đối) mà ở Việt Nam chưa được các ngân

hàng sử dụng rộng rãi.

Hiện tại nghiệp vụ L/C xác nhận ngầm (silent confirm) là một mảnh đất rất mầu mỡ chưa được khai thác tốt. Có một thực tế đáng lưu ý rằng trong khi một số nhà nhập khẩu Việt Nam phải mở L/C xác nhận không hủy ngang cho người thụ hưởng nước ngoài trong khi đó 100% L/C hàng xuất mà các nhà xuất khẩu Việt nam nhận được đều không phải là L/C xác nhận. Một phần lý do là các ngân hàng Việt Nam chưa sẵn sàng xác nhận L/C ngầm do còn ngại rủi ro, chưa có quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể. Việc áp dụng nghiệp vụ mới này có thể đem đến những lợi ích như thu được phí không nhỏ (tương đương với phí bảo lãnh khoảng 2% năm trên trị giá L/C), thu được phí thanh toán vì L/C xác nhận giới hạn thanh toán tại ngân hàng xác nhận, thu hút được khách hàng mới, giữ vững khách hàng truyền thống nhờ vào dịch vụ mới có lợi cho nhà xuất khẩu và quan trọng là có điều kiện để thực hành nghiệp vụ mới và chất lượng nghiệp vụ cao vì nghiệp vụ này thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích rủi ro và hệ thống giám sát và kỹ năng kiểm tra chứng từ của ngân hàng xác nhận. Rủi ro của phương pháp này có thể phòng tránh được nếu như các biện pháp kiểm soát được thực hiện đầy đủ và chứng từ phù hợp với L/C.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 115 - 116)