Thị trường Malaixia

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconexmec (Trang 26 - 28)

Thị trường Mailaixia được khai thác khá muộn bắt đầu từ năm 2002. Cũng giống như Đài Loan, Mailaixia cũng đã từng là một trong những thị trường tiếp nhận một số lượng lớn lao động của công ty Vinaconex MEC trong thời gian từ 2002 – 2007 với số lượng lên tới 3351 lao động, đây là thị trường lớn thứ ba của công ty ( chỉ sau Hàn Quốc và Lybia). Trong khu vực Đông Nam Á thì đây là thị trường chính, quan trọng nhất của công ty. Tuy nhiên việc đưa lao động xuất khẩ u của công ty sang thị trường này lại không đều, không có xu hướng rõ rệt, như trong năm 2005, 2006 và 2009 số lượng lao động đưa sang thị trường này rất nhỏ ( trong ba năm chỉ đưa được 40 lao động).

Malaixia là nước có vị trí địa lý khá gần với Việt Nam, lại trong cùng khối ASEAN lên việc tìm kiếm hợp đồng với thị trường này khá dễ dàng, chi phí đi lại cho người lao động cũng thấp. Cũng là một nước đang phát triển nên Malaixia có

nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài lớn, lại không đòi hỏi cao về trìn h độ tay nghề. Các hợp đồng xuất khẩu lao động của công ty với thị trường này chủ yếu là trong các lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử, xây dựng, dịch vụ nhà hàng ăn uống, nuôi trồng thủy hải sản … Đây là thị trường có ngành nghề phù hợp với trình độ tay nghề của lao động Việt Nam, tạo cơ hội cho một số lượng lớn người nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Với chi phí thấp,lại được miễn giảm tối đa phí xuất cảnh, điều kiện tiếp nhận lao động khá dễ dàng, điều kiện làm việc ở Malaixia khá tốt, được đảm bảo điều kiện ăn, sinh hoạt ở ở mức cao, do đó đây vẫn là thị trường xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên việc đưa lao động sang thị trường này của công ty cũng gặp phải một số khó khăn nhất định :Mức lương thấp so với các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản…( trung bình từ 2,5 – 3 triệu đồng một tháng) không hấp dẫn được người lao động. Mặt khác, tâm lý người lao động và các gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo không muốn đi làm việc ở Malaixia do thiếu thông tin đầy đủ về thị trường, do đó công ty luôn gặp phải những khó khăn về việc tìm kiếm nguồn lao động. Lao động của ta còn một số điểm yếu chưa khắc phục được như: giao tiếp kém, trình độ ngoại ngữ thấp, còn hay uống rượu đánh nhau… mà đây là những vấn đề đã bị nghiêm cấm đối với một nước theo đạo Hồi như Mailaixia.

Sau khủng hoảng kinh tế, Malaixia đang trên đà phục hồi, nên nhu cầu lao động tăng cao nhất là trong các nhà máy, xí nghiệp. Theo cục quản lý lao động nước ngoài, thì Malaixia vẫn là thị trường tiềm năng đối với lao động nghèo và lao động phổ thông, là thị trường chính cho lao động của 62 huyện nghèo theo quyết đinh 71 của chính phủ. Do vậy để tiếp tục tạo sự ổn định và mở rộng thị trường này cần có những giải pháp cụ thể.

Có thể khẳng định rằng Malaixia vẫn là thị trường lớn, thu hút nhiều lao động công ty trong năm 2010 này, tuy nhiên đối với thị trường này vấn đề ở chỗ có đơn hàng nhưng không có lao động. Để khai thác tốt thị trường này thì vấn đề đối với công ty Vinaconexmec là khi xuất khẩu lao động sang Malaysia thì phải chọn hợp đồng tốt, lương cao (trên 4 triệu đồng), có tính ổn định cao, ít rủi ro cho người lao động. Đồng thời công ty cũng sẽ theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, bảo đảm quyền lợi của người lao động, không để các vụ việc kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới người lao động và dư luận. Từ đó tạo tâm lý yên tâm cho người lao động khi quyết định lựa chọn thị trường này.

Chuyên đề tốt nghiệp 28 GVHD: Ngô Thắng Lợi

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconexmec (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)