Thị trường Nga

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconexmec (Trang 31 - 32)

Là thị trường bắt đầu tiến hành từ năm 1980 nhưng ngừng tiếp nhận lao động vào năm 1989. Trong những năm từ 1993 đến năm 2005 việc tiếp nhận lao động tương đối nhỏ dọt, tới tận năm 2008 công ty mới đưa lao động sang thị trường này với số lượng lớn

Thị trường Nga khá tương đồng với thị trường Séc, là thị trường có nhiều tiềm năng, đem lại thu nhập khá cho người lao động và họ chỉ phải trả khoản phí môi giới thấp, nên chi phí trước khi đi của người lao động thấp. Bên cạnh đó, quan hệ giữa người sử dụng và lao động Việt Nam khá tốt. Tuy nhiên không mấy doanh nghiệp Việt Nam đưa được lao động sang thị trường này, mặc dù đây là một thị trường tương đối lớn, nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài sang làm việc là nhiều. Một phần vì việc tìm kiếm đơn hàng tại Nga khó, phần khác do có quá nhiều công ty môi giới lao động sang Nga đã lừa đảo người lao động, tuyển người lao động đưa đi một cách rầm rộ nhưng không quan tâm tới cuộc sống của họ ở nước ngoài, đưa người lao động đến những vùng thời tiết khắc nghiệt và những công việc nặng nhọc, không phù hợp với lao động Việt Nam, nên đã ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của người lao động khi quyết định sang Nga làm việc.

Hợp đồng đưa lao động sang Nga làm việc với mức thu nhập cao ( trung bình 500 USD/tháng), tổng chi phí người lao động phải nộp chỉ có 600 USD. Chủ yếu là làm việc trong các xí nghiệp may như may áo lạnh, áo lông và đồ thể thao, đây là những công việc đơn giản phù hợp với trình độ lao động và sức khỏe của người lao động Việt Nam.

Đến nay, là một nước bị ảnh hưởng nặng bởi khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua, nhưng những lao động do công ty đưa sang Nga vẫn có công việcvà thu nhập ổn định. Trong thời gian sắp tới, sau khủng hoảng kinh tế, những thị trường thuộc châu Âu sẽ được đánh giá cao, và mở rộng khai thác.

Như vậy nhìn chung tại các thị trường chính, phần lớn lao động của công ty đều được đánh giá cao về khả năng làm việc, chăm chỉ và tiếp thu nhanh. Thu

Chuyên đề tốt nghiệp 32 GVHD: Ngô Thắng Lợi

nhập của người lao động ổn định, đặc biệt là lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trường xây dựng lớn có điều kiện làm việc, ăn ở và thu nhập khá tốt. Tuy nhiên tại các thị trường truyền thống của công ty như: Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản, Hàn Quốc vốn tiếp nhận số lượng lớn lao động của công ty thì nay chỉ tiếp nhận với số lượng tương đối nhỏ.

Còn với những thị trường mới như Anh, Mĩ, Australia, Ireland, đặc biệt là Rumani công ty Vinaconexmec đang thí điểm đưa lao động sang làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, trang trai, nhà hàng, tuy số lượng không nhiều, nhưng thu nhập của người lao động lại tương đối cao khoảng từ 1500-2000 USD, mức chi phí môi giới từ 3000 – 4000 USD, mang lại nguồn thu lớn cho công ty. Do đó đây sẽ là những thị trường mà công ty đang có kế hoạch để khai thác và mở rộng trong những năm tiếp theo, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Hầu hết tại những thị trường này có tình trạng thiếu lao động, đặc biệt là các công nhân làm việc t rong các nhà máy, do đó nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của họ khá cao. Tuy nhiên các chủ sử dụng của nước này tỏ ra rất khắt khe khi nhận lao động nước ngoài. Họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng lao động. Ngay tại Châu Á, một thị trường cũng được coi là một mỏ vàng đối với công ty, nhưng vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng đó là thị trường Singapo. Rất nhiều các doanh nghiệp điện tử và công ty kinh doanh dịch vụ của nước này có nhu cầu sử dụng lao động của ta. Với mức lương trung bình là 1800 USD, chi phí vận chuyển đưa người lao động đi làm việc thấp, có thể mang lại lợi nhuận lớn cho công ty. Đây là những thị trường mới mà công ty đang lên kế hoạch để tiếp cận, nhưng để đàm phán và ký kết hợp đồng cung ứng lao động cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconexmec (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)