Hiện nay các thị trường chính để xuất khẩu lao động sang của công ty là: Lybia, UAE, Angieria, Hàn Quốc. Xem xét cơ cấu lao động xuất khẩu của công ty trong 5 năm qua, có thể thấy rằng số lao động công ty đưa sang bốn thị trường này trong thời gian qua ( từ năm 2005 đến năm 2009) là rất lớn chiếm tới hơn 70% trong tổng số lao động đưa đi. Đây là một con số đáng phải quan tâm, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới đầy biến động hiện nay. Có thể nhận thấy rằng, bốn thị trường này đều là những thị trường có nhu cầu lao động lớn, ngành nghề lại phù hợp với lao động của Việt Nam nói chung và những lao động của công ty Vinaconexmec nói riêng. Do đó việc xuất khẩu với số lượng lớn lao động sang các thị trường này cũng là một vấn đề dễ hiểu. Tuy nhiên với cơ cấu xuất khẩu lao động lên tới 70% là lao động tại các thị trường này thì có phải phù hợp chăng ?
Mặc dù đã có quan hệ xuất khẩu lao động đi 30 quốc gia trên thế giới, nhưng cơ cấu xuất khẩu lao động của công ty lại là 70% lao động trên bốn nước, còn tại các nước khác, số lượng lao động sang làm việc rất nhỏ dọt. Đằng sau con số 60.000 lao động đưa đi xuất khẩu tại hơn 30 quốc gia là những vấn đề về cơ cấu lao động mà ta cần mổ xẻ một cách nghiêm túc, để đánh giá được những thành công và hạn chế một cách chính xác nhất. Có thể nhận thấy rõ ràng rằng đây là một cơ cấu rất mất cân đối, khi lao động đưa đi chỉ tập trung trong một nhóm các nước. Với cơ cấu lao động như thế thì vấn đề ở đây là gì?
Chuyên đề tốt nghiệp 54 GVHD: Ngô Thắng Lợi
Xét về cơ cấu ngành nghề lao động, lao động đưa đi chủ yếu là lao động trong nghành xây dựng (chiếm tỉ trọng lớn là 35,5% ), tiếp theo là những lao động trong các ngành như: cơ khí, vận hành máy, dệt may, giúp việc gia đình. Như vậy ngành nghề lao động tuy đa dạng nhưng cơ cấu về ngành nghề lao động xuất khẩu lại không có sự cân đối.
Như ta đã biết, diễn biến trên thị trường lao động ngoài nước thời gian qua là khá phức tạp và không sát với dự kiến. Những thị trường vốn là thị trường quen thuộc của công ty như Đài Loan, Malaixia, Hàn Quốc trong hai năm về trước là những thị trường dẫn đầu về số lượng thì hiện nay đang giảm dần về nhu cầu, và thực tế cho thấy số lượng lao động của công ty xuất sang các thị trường này cũng giảm hẳn so với những năm về trước. Và theo dự kiến thì sau khủng hoảng kinh tế thì diễn biến thị trường lao động ngoài nước sẽ càng phức tạp hơn nữa. Quan trọng hơn, không chỉ nhu cầu về số lượng, ngành nghề lao động của các thị trường thay đổi, mà các chính sách về lao động nước ngoài cũng thay đổi theo và đây là những thay đổi do chính phủ ban hành nên rất khó lường được trước.
Do đó với cơ cấu lao động mất cân đối như thế, khi có những diễn biến bất ngờ trên thị trường lao động quốc tế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới công tác xuất khẩu lao động của công ty và ảnh hưởng tới cả người lao động. khi có thay đổi, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc linh hoạt điều chỉnh số lượng lao động tại các thị trường, điều chỉnh về ngành nghề đào tạo lao động. Ví dụ như vừa rồi, Chính phủ Malaysia đã ban hành lệnh cấm các doanh nghiệp tuyển̉ dụng mới nhân công nước ngoài. Theo đó, các doanh nghiệp Malaysia cũng nhận được khuyến cáo rằng nếu họ có kế hoạch sa thải công nhân thì trước hết người ra đi phải là công nhân nước ngoài. Malaysia sẽ tạm dừng nhận mới lao động nước ngoài một thời gian trong hai ngành là sản xuất và dịch vụ. Do đó với số lượng lao động tương đối lớn tại nước này thì quyết định trên của chính phủ sẽ gây ra những xáo trộn lớn cho cả công ty Vinaconexmec và người lao động.
Như vậy mất cân đối về thị trường và lao động xuất khẩu sẽ làm giảm khả năng thích nghi của công ty trước những thay đổi của thị trường. Vì vậy, bên cạnh việc giữ vững những thị trường đã có, công ty Vinaconexmec phải phát triển và mở rộng các thị trường khác, cân đối cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động của công ty.