Hỗ trợ cho người lao động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconexmec (Trang 76 - 77)

Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài của nhiều lao động không thể thực hiện, đã khiến cho không ít lao động ở các vùng quê nghèo đành phải từ bỏ ước mơ xoá đói giảm nghèo qua kênh xuất khẩu lao động. Thực tế cho thấy, hiện có rất nhiều kênh để lao động có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay xuất khẩu lao động. Ngoài chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, rất nhiều ngân hàng cũng đã triển khai chương trình cho vay này. Tuy nhiên, nguồn vốn để cho vay thông qua các kênh này hiện còn hạn chế, mức cho vay còn thấp, thủ tục vẫn quá phức tạp.

Hiện nay theo đề án 71 của thủ tướng chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, mà công ty Vinacnex Mec được chọn làm doanh nghiệp thực hiện, lao động tại 61 huyện nghèo trên cả nước sẽ được hỗ trợ về vốn vay. Đó là chính sách ưu đãi về lãi suất. Người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất chỉ bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ. Các đối tượng còn lại của các huyện nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng chính sách áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ. Nhà nước còn

hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lai động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số. Các đối tượng khác thuộc 61 huyện nghèo vẫn được hỗ trợ 50% các phí trên. Tiền ăn, tiền ở, đồ dùng cá nhân thiết yếu cũng được hỗ trợ. Thông qua việc hỗ trợ về vốn này, số lượng lao động xuất khẩu lao động thông qua công ty, đặc biệt là những lao động nghèo đã tăng lên đáng kể.

Cần thấy rằng hỗ trợ vốn cho lao động nhất là lao động nghèo là điều cần thiết, do đó công ty Vinaconex Mec cần có cơ chế để hỗ trợ và cho lao động vay tiền để xuất khẩu lao động. Cụ thể, tùy vào từng thị trường, và căn cứ vào mức chi phí người lao động phải đóng, thu nhập của người lao động khi ra làm việc tại nước ngoài, công ty nên tiến hành cho lao động vay từ 40 – 60 % chi phí để giúp cho họ có cơ hội để xuất khẩu lao động, và bản thân công ty cũng gia tăng được số lượng lao động xuất khẩu.

Tuy nhiên trong tình hình tài chính cho hoạt động xuất khẩu lao động còn hạn chế, bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp cho lao động thông qua hình thức cho vay vốn, công ty nên hợp tác với một vài ngân hàng, để hỗ trợ gián tiếp cho người lao động. thông qua giảm thiểu những thủ tục phức tạp giữa ngân hàng và người lao động giúp cho lao động dễ tiếp cận nguồn vốn hơn. Công ty có thể đứng ra bảo lãnh cho người lao động để họ có thể vay ngân hàng với số vốn lớn, lãi xuất ưu đãi hơn giúp họ có thể trang trải được chi phí xuất khẩu.

Cũng cần thấy rằng việc cho người lao động vay tiền hay bảo lãnh cho họ có thể vay tiền cũng đều hàm chứa những nguy cơ rủi ro cao khi người lao động không trả nợ. Do đó trước khi cho lao động vay tiền, công ty cần thẩm định rõ khả năng trả nợ của lao động. Và cần thiết phải tiến hành những hợp đồng cam kết trách nhiệm giữa người lao động và doanh nghiệp. Căn cứ vào mức thu nhập của người lao động tại nước ngoài, công ty và người lao động nên cam kết thời hạn ra trả nợ cụ thể.

Như vậy cơ chế hỗ trợ vốn cho lao động xuất khẩu cần được tiến hành là một bước đi lâu dài, bởi với bản thân công ty hoạt động này giúp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động của mình, còn với lao động, lại giúp cho họ giải được bài toán khó về vốn, tạo cho họ cơ hội để làm giàu chân chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconexmec (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)