Nhìn lại bức tranh xuất khẩu lao động trong thời gian qua của Việt Nam nói chung và của công ty Vinaconex Mec nói riêng, gam màu xám nhất trong đó vẫn là chất lượng nguồn lao động bao gồm ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, ngoại ngữ và tay nghề. Một nguyên nhân từ phía khách quan đó là lao động xuất khẩu của côn g ty chủ yếu xuất thân từ nông do đó hầu hết là chưa có nghề thành thạo, thiếu tác phong công nghiệp và trình độ ngoại ngữ gần như là một con số không. Trong khi đó tại những thị trường cao cấp, có thu nhập cao và lợi nhuận lớn, thì nhu cầu về lao động có tay nghề và kỉ luật lai rất cao. Đôi khi vấn đề không nằm ở việc công ty có khai thông được thị trường và kí kết được các đơn hàng hay không mà vấn đề ở chỗ là doanh nghiệp không có “ sản phẩm” có đủ chất lượng để đáp ứng được hợp đồng xuất khẩu lao động. Do đó để có lao động chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng cao từ phía đối tác nước ngoài, thì công ty cần có những chiến lược hiệu quả để nâng cao chất lượng người lao động. Mà quan trọng nhất trong khâu này là nâng cao được chất lượng của đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi xuất ngoại.
Do có hệ thống ba trường dạy nghề của mình đó là: trường Đào tạo nhân lực và thương mại Vinaconex, Trường Trung cấp nghề kĩ thuật xây dựng và nghiệp vụ, trung tâm đào tạo và dạy nghề Vinaconex. Do đó việc đào tạo nghề và giáo dục định hướng có sự thuận lợi là được tiến hành thông suốt và liền mạch, tạo thuận lợi cho người lao động và cho công ty trong việc thực hiện đào tạo cho lao động. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ là công ty cần phải gắn việc đào tạo và dạy nghề tại các trường và trung tâm này với nhu cầu đào nghề và giáo dục định hướng trong xuất khẩu lao động. Từ trước tới nay việc liên kết này vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, khiến cho lao động sau khi đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Công ty nên lựa chọn từ học sinh, sinh viên từ các trường này có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài để bồi dưỡng thêm cho đạt yêu cầu của các hợp đồng cung ứng lao động và cũng là
Chuyên đề tốt nghiệp 80 GVHD: Ngô Thắng Lợi
cách làm cụ thể có hiệu quả, rút ngắn được thời gian xuất cảnh ch o người lao động kể từ khi đăng kí cho tới khi xuất cảnh.
Công ty cần chú trọng làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động. Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng ở khâu này. Trước hết cần có sự đầu tư cơ sở vật chất cho quá trình giảng dạy đáp ứng được nhu cầu hiện nay, để người lao động có thể tiếp thu một cách tốt nhất, và có cuộc sống sinh hoạt thoải mái dễ chịu nhất. Về lâu dài có thể tính đến việc xây dựng và trang bị những cơ sở dạy nghề ngay tại địa phương của người lao động để giảm chi phí đi lại vận chuyển.
Luôn thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy. Cần phải có sự củ thể hóa và chuẩn hóa những vấn đề liên quan đến pháp luật của Việt Nam, và luật pháp, văn hóa, con người và phong tục tập quán tại nước tiếp nhânn lao động. Trang bị cho người lao động hiểu biết những thuận lợi, khó khăn trong môi trường làm việc ở nước ngoài, một tinh thần sẵn sàng lao động, làm việc và thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết, thay đổi suy nghĩ, không ảo tưởng trong công việc và lối sống trên đất bạn.
Lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đào tạo nghề cho người lao động. Phải đảm bảo cho người lao động có đủ trình độ ngoại ngữ để đáp ứng được công việc và có thể giao tiếp được khi sống tại môi trường khác. Mặc d ù việc đào tạo ngoại ngữ chỉ ở mức cơ bản nhất, nhưng cần coi đây là giai đoạn quan trọng để giúp cho lao động có thể hòa nhập nhanh chóng ở xứ người
Chương trình giáo dục định hướng cho người lao động cần tăng nội dung cụ thể để hình thành thái độ, ý thức tự giác của người lao động trong công việc và trong sinh hoạt, đặc biệt là hành vi ứng xử trong một xã hội văn minh. Bởi ý thức kỉ luật của lao động của công ty là điều đáng nói nhất, nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra khi lao động đã xuất ngoại về xâu sa cũng là do ý thức của lao động còn thấp, chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm công dân của mình khi làm việc tại nước ngoài. Cần phải giúp cho họ hiểu được những gì đã cam kết thực hiện, những gì không được làm. Và cần phải có trách nhiệm nghiêm túc nội dung đã cam kết.
Cũng cần phải thấy rằng đối tượng giáo dục định hướng là số lao động chuẩn bị xuất khẩu, đây là lực lượng gồm nhiều thành phần khác nhau về trình độ, về hoàn
cảnh gia đình, về khả năng tiếp thu vì vậy trong giáo trình cần được chuẩn bị tốt và thiết thực, sát thực tế, đảm bảo có chất lượng, có hiệu quả.
Ngoài việc đào tạo về ngoại ngữ, về chuyên môn cần quan tâm đến phẩm chất đạo đức của người lao động. Do đó ngay từ đầu công ty cần phải cương quyết loại trừ những học viên kém phẩm chất để hạn chế vi phạm hợp đồng, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nói riêng và lao động xuất khẩu Việt Nam nói chung trên thị trường các nước.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng cần phải được lựa chọn kĩ lưỡng. Họ phải là những người có năng lực về trình độ chuyên môn, có am hiểu sâu sắc về lĩnh vực mà mình đảm nhận và có khả năng sư phạm và truyền đạt tốt. Thường xuyên được đổi mới và đào tạo lại để nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng dạy.
Trước khi lao động lên đường xuất khẩu, cần phải kiểm tra tay nghề, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc. Phải giám sát, kiểm tra này phải được tiến hành hết sức nghiêm túc theo đúng quy định. Những cá nhân không đáp ứng được yêu cầu cần tiến hành đào tạo lại đồng thời kiên quyết loại bỏ những phần tử không có ý thức chấp hành kỉ luật, phá rối.