Cơ cấu về trình độ lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconexmec (Trang 38 - 41)

Để phù hợp với tiến trình và đón đầu nhu cầu lao động, trong thời gian vừa qua, Vinaconex MEC đã định hướng trong hoạt động xuất khẩu lao động một cách rõ ràng đó là: Xuất khẩu lao động ra thị trường nước ngoài đồng thời cũng là đơn vị

hàng đầu trong cung cấp nguồn lao động kĩ thuật cao, chuyên gia cho các doanh nghiệp. Phát triển có chọn lọc thị trường và nhóm ngành nghề, giảm thiểu lao động không có tay nghề, không quá chú trọng về số lượng lao động xuất khẩu mà tập trung đầu tư chất lượng và giá trị của sức lao động xuất khẩu. Qua bảng thống kê về quy mô và cơ cấu lao động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua, ta có thể hình dung rõ hơn. ( từ năm 2005 – 2009)

Bảng 8: Cơ cấu về trình độ lao động xuất khẩu theo thị trường ( 2005 – 2009)

Đơn vị : % STT Nước đến Tổng số lao động đưa đi Có nghề Số lượng Tỉ trọng ( % ) 1 Hàn Quốc 641 67 10.45 2 lybia 2913 2000 68.66 3 nhat 219 29 13.24 4 đài loan 125 12 9.60 5 malaixia 167 23 13.77 6 UAE 1306 1007 77.11 7 quata 168 168 100 8 ARAP XEUT 224 200 89.29 9 ALGIERIA 500 178 35.60 10 LIEN BANG NGA 436 238 54,59

Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động 1 – công ty Vinaconex Mec

Lao động xuất khẩu của công ty với trên 50% là lao động có nghề, trong khi đó con số này đối với cả nước hiện tại là khoảng 30%. Tuy nhiên đây đã hẳn là con số đáng mừng hay chưa? Nhìn vào bảng thống kê số liệu về lao động xuất khẩu trên có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết số lao động có tay nghề đều ở các thị trường Trung Đông, còn ở các thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Hàn Qu ốc, Séc thì

Chuyên đề tốt nghiệp 40 GVHD: Ngô Thắng Lợi

tỉ lệ này chỉ trên dưới 10%. Như vậy tại các thị trường lao động khó tính thì hầu như lao động của công ty đưa sang lại là các lao động phổ thông. Nhưng trên 50% lao động đã qua đào tạo vẫn là một con số đáng kể, khi trong tình trạng hiện nay, đa phần lao động xuất khẩu đều là lao động nông thôn, không có tay nghề.

Tại các thị trường Trung Đông như UAE, Quatar, Lybia…đa số đều là các lao động có nghề, những lao động này là những lao động lành nghề trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí, dệt may…Hầu hết họ đều được chủ sử dụng đánh giá khá tốt về trình độ tay nghề, khả năng tiếp thu học hỏi. Hiện tại công ty đã có hệ thống 3 trường đào tạo nghề cho người lao động, các lao đưa đi đều đã được qua đào tạo tại các nghề này.

Bảng 9: cơ cấu lao động xuất khẩu theo trình đô (tính theo năm) giai đoạn 2005 - 2009 Đơn vị: % STT Trình độ chuyên môn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Lao động phổ thông 67,3 65,6 51,4 47,2 43,8

2 Công nhân kĩ thuật 15,6 17.2 20,4 24,8 25,2 3 Trung học

chuyên nghiệp 11,2 12,1 19,6 23,2 26,3

4 Cao đẳng, đại học 3,7 4,0 7,3 2,9 3,4

5 Trên đại học 2.2 1,1 1,3 0,9 1,3

Nguồn : Phòng xuất khẩu lao động 1- công ty Vinaconex Mec

Mặc dù tỉ lệ là lao động phổ thông đã giảm đều qua các năm, nhưng vẫn còn cao, công nhân kĩ thuật và lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp cũng đã tăng qua các năm, tỉ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học còn tương đối thấp. Cơ cấu trình độ của lao động của công ty trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu theo xu thế chung hiện nay và những mục tiêu đặt ra của công ty nói riêng.

Những lao động không có trình độ chuyên môn đa số đang làm việc tại các tại các thị trường truyền thống của công ty như: Đài Loan, Malaixia, Lybia..Bởi

hiện tại , những thị trường này vẫn chấp nhận một bộ phận lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề và ngoại ngữ rất kém. Tuy nhiên những lao động này thường có thu nhập thấp do vậy họ rất dễ bỏ trốn gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của công ty.

Nhưng hiện nay ở hầu hết các thị trường của công ty, đặc biệt là những thị trường mới, nhu cầu về lao động có tay nghề đang gia tăng mạnh mẽ. Theo yêu cầu của các đối tác hiện nay chủ yếu là lao động có nghề, chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí như thợ hàn, thợ sửa chữa bảo trì máy công nghiệp, công nhân kĩ thuật điện. Ở ngành dịch vụ, nhiều hợp đồng cần lao động biết ngoại ngữ làm việc ở các lĩnh vực dịch vụ nhà hàng – khách sạn, bán hàng, hoặc đốc công, nhóm trưởng quản lý lao động ở lĩnh vực xây dựng. Mặc dù trong những năm gần đây, tỉ lệ lao động xuất khẩu của công ty có tay nghề, đã qua đào tạo chiếm hơn 50% và tăng lên qua các năm, nhưng so với mục tiêu nâng cao tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Cục quản lý lao động ngoài nước (75%) nói chung và của công ty nói riêng ( 84%), t hì con số trên 50% vẫn còn là một khoảng cách khá xa. Và điều quan trọng hơn với cơ cấu lao động này, công ty đã phả bỏ lỡ rất nhiều những đơn hàng giá trị và mang lại lợi nhuận lớn do không tìm đủ người theo các hợp đồng đã đàm phán với đối tác.

2.7 Kết quả của công tác xuất khẩu lao động của công ty cổ phần và nhân lực VINACONEX MEC.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconexmec (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)