Hiện nay, trong số lao động xuất khẩu vẫn còn tồn tại một tỉ lệ lớn ( gần 50% ) những lao động chưa qua đào tạo, hầu hết trong số họ làm những công việc phổ thông, với mức thu nhập thấp hơn so với những lao động có nghề khác. Việ c xuất khẩu các chuyên gia ( có trình độ từ đại học và trên đại học) còn chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng mức lương của họ rất cao ( trung bình từ 1400 USD, hầu hết là những kĩ sư chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, giáo dục, y tế và phiên dịch). Mặc dù trong những năm gần đây, tỉ lệ lao động xuất khẩu của công ty có tay nghề, đã qua đào tạo chiếm hơn 50% và tăng lên qua các năm, nhưng so với mục tiêu nâng cao tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Cục quản lý lao động ngoài nước (75%) nói chung và của công ty nói riêng ( 84%), thì con số trên 50% vẫn còn là một khoảng cách khá xa. Và điều quan trọng hơn với cơ cấu lao động này, công ty đã phả bỏ lỡ rất nhiều những đơn hàng giá trị và mang lại lợi nhuận lớn do không tìm đủ người theo các hợp đồng đã đàm phán với đối tác.
Nhìn chung về mặt chất lượng lao động của công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế. Không chỉ về mặt trình độ chuyên môn tay nghề, trình độ ngoại ngữ của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tác nước ngoài thì vấn đề kỉ luật của người lao động lại càng đáng nói hơn. Lao động của công ty vốn ngoại ngữ còn ít ỏi, chưa có tác phong làm việc công nghiệp, ý thức trách nhiệm công việc chưa cao. Mặc dù công ty đã trú trọng và thực hiện tương đối tốt công tác đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi để họ hiểu rõ được luật pháp và văn hóa tại nước mà họ sẽ làm việc. Tuy nhiên theo như thống kê của phòng lao động xuất khẩu công ty Vinaconexmec vẫn còn tồn tại những vụ việc lao động của công ty đánh nhau, uống rươu, cờ bạc, đình công thậm chí là ăn cắp vặt. Do công tác quản lý lao động nước ngoài của công ty được thực hiện tương đối tốt nên chưa có trường hợp nào lao động bị trục xuất, tuy nhiên những vấn đề này thường xuyên xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn tới uy tín của công ty và việc thực hiện hợp đồng. Do ý thức của người lao động chưa cao, nên họ chưa hình dung hết những hậu quả đáng tiếc từ những hành động nhỏ của họ. Vẫn còn việc người lao động tự ý bỏ việc, phá vỡ hợp đồng ra ngoài làm, hoặc ở lại không về nước sau khi đã kết thúc hợp đồng, và những vụ việc này lại hay xảy ra tại những thị trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Séc…Không riêng gi lao động công ty Vinaconexmec, đây là tình trạng phổ biến của lao động xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê, các vụ việc vi phạm
Chuyên đề tốt nghiệp 56 GVHD: Ngô Thắng Lợi
pháp luật , phá vỡ hợp đồng cao nhất xảy ra tại thị trường Hàn Quốc ( 57%), Nhật Bản ( 27%). Bên cạnh đó tình trạng sức khỏe của lao động trong công ty không tốt, chưa bắt kịp được nhịp làm việc tại các nước.
Từ chỗ lấy số lượng cần phải chuyển sang chất lượng. Lực hấp dẫn của thị trường bình dân đã không còn nữa, ngay bản thân người lao động cũng không mặn mà với công việc giản đơn mà lương thấp. Vì chất lượng nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thắng thế trong cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Vì vậy, muốn mở rộng việc làm cho lao động của công ty ở nước ngoài, không có cách nào hữu hiệu bằng cách nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Hiện nay công ty vẫn đang tập trung khai thác và thành công ở những thị trường được xem là bình dân, còn ở những thị trường được xem là thu nhập cao như Mỹ, Canada, Australia, và một số nước Đông Âu…đòi hỏi lao động phải có tay nghề cao, trình độ ngoại ngữ khá, số lao động mà doanh nghiệp đưa đi chỉ là một con số rất nhỏ. Thực tế chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường đang là trở ngại lớn nhất trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Tình hình đưa lao động đi trong những năm vừa qua cho thấy thị trường hiện đã có bước chuyển rõ rệt sang nhu cầu nhận lao động có tay nghề và tay nghề cao, trong khi đó vẫn còn tình trạng lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật.