Các yếu tố thuộc về cá nhân NLĐ

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 27 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân NLĐ

- Hệ thống nhu cầu cá nhân: Hành vi của con ngƣời là hành động có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của bản thân. Nhu cầu (theo Maslow) đƣợc chia thành 5 loại cơ bản theo thứ tự từ thấp đến cao.

+ Nhu cầu sinh lý (vật chất) là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì cuộc sống con ngƣời (thức ăn, đồ mặc, nƣớc uống, nhà ở…).

+ Nhu cầu về an toàn: là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe doạ mất việc, mất tài sản, cần đƣợc đảm bảo an toàn và ổn định.

+ Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): nhu cầu đƣợc quan hệ với những ngƣời khác để thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và hợp tác. Hay nói cách khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp.

+ Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu có địa vị, đƣợc ngƣời khác công nhận và tôn trọng, cũng nhƣ nhu cầu tự tôn trọng mình.

+ Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu đƣợc trƣởng thành và phát triển, đƣợc biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt đƣợc các thành tích mới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo.

-Khả năng và kinh nghiệm làm việc: khả năng và kinh nghiệm của ngƣời lao động trong công việc càng cao thì ngƣời lao động cảm thấy tự tin trong công việc và mong muốn đƣợc chứng minh năng lực qua kết quả thực hiện công việc.

-Đặc điểm cá nhân người lao động: giới tính, tuổi tác, tâm lý, tính cách, tôn giáo... đều có ảnh hƣởng tới hành vi làm việc của ngƣời lao động.

-Mức sống của người lao động: Ngƣời lao động có mức thu nhập, mức sống khác nhau có đánh giá khác nhau về công việc, thu nhập, khi kinh tế của ngƣời lao động khó khăn thì họ luôn coi tiền lƣơng là mục tiêu hàng đầu, nhƣng với ngƣời lao động có tình trạng kinh tế khá giả thì bên cạch mục tiêu lƣơng cao còn có các nhu cầu khác nhƣ công việc thú vị, cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp...

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)