Thực trạng về công tác nắm bắt nhu cầu của Ngƣời lao động

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 49 - 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2 Thực trạng về công tác nắm bắt nhu cầu của Ngƣời lao động

2.2.2.1 Thực trạng công tác xác định nhu cầu của người lao động

Công tác đánh giá và xác định nhu cầu của ngƣời lao động tại TTKD VNPT – Bình Định trong thời gian qua chƣa đƣợc thực hiện bài bản, khi NLĐ có kiến nghị cần đáp ứng nhu cầu nào thì Trung tâm xem xét và nếu hợp lý thì có các biện pháp để đáp ứng nhu cầu đó và biện pháp thực hiện thƣờng là đi kèm với các cuộc họp, chứ chƣa có các cuộc khảo sát, lấy ý kiến về nhu cầu của toàn thể CBCNV.

Hiện nay, TTKD VNPT – Bình Định đang thực hiện thu thập, đánh giá nhu cầu của ngƣời lao động qua các hoạt động sau:

+ Trong cuộc họp tổng kết quý để tổng kết quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong quý và đƣa ra kế hoạch, giải pháp thực hiện hoạt động SXKD quý tiếp theo. Đồng thời, cũng thông qua cuộc họp này CBCNV sẽ đƣa ra các ý kiến, góp ý cũng nhƣ bày tỏ các nhu cầu với lãnh đạo đơn vị.

+ Hằng năm, tổ chức Đại hội công nhân viên chức của các đơn vị trực thuộc Trung tâm và toàn Trung tâm. Tại đại hội, lãnh đạo trực tiếp lấy ý kiến của NLĐ, trực tiếp nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của NLĐ từ đó xây dựng phƣơng hƣớng phát triển hoạt động SXKD của đơn vị mình.

Việc đánh giá nhu cầu của NLĐ qua nhiều năm thực hiện, Trung tâm xác định các nhu cầu của NLĐ tại Trung tâm có những nhu cầu chủ yếu nhƣ: Nhu cầu về chế độ lƣơng, thƣởng và phúc lợi; Nhu cầu về cơ hội thăng tiến; Nhu cầu về xã hội; Nhu cầu về sự công nhận; Nhu cầu về sự an toàn

2.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động tại TTKD VNPT – Bình Định.

a. Các nhân tố thuộc về người lao động.

Bản thân ngƣời lao động có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của công tác tạo động lực trong Trung tâm. Nguồn nhân lực luôn đƣợc quan tâm, thông

qua các chính sách tuyển dụng bố trí và đào tạo, xây dựng để đáp ứng các yêu cầu tổ chức sản xuất.

Căn cứ số liệu bảng 2.2, cơ cấu lao động theo trình độ thì lực lƣợng lao động tại Trung tâm có chất lƣợng khá cao, lực lƣợng lao động có trình độ cao sẽ thích ứng tốt và dễ dàng nắm bắt công việc, làm chủ thiết bị đặc biệt trong xu hƣớng chuyển đổi thiết bị và công nghệ. Từ đó, nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, đạt nhiều thành tích, nhiều sáng kiến, giải pháp sáng tạo, đồng thời chính những thành tích, kết quả công việc tốt lại cũng là động lực thúc đẩy ngƣời lao động phấn đấu hơn nữa trong công việc.

Khi NLĐ chủ động và tích cực làm việc sẽ tạo ra các sáng kiến trong công việc Bảng 2.7 Số lƣợng sáng kiến 2018 – 2020 ST T Mục Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % 1 Số lƣợng sáng kiến cấp tổng công ty 3 3 3 0 0 0 0 2 Số lƣợng sáng kiến cấp Trung tâm 22 25 27 3 13,64 2 8,00 Tổng 25 28 30 3 12.00 2 7.14 (Nguồn: Phòng Nhân sự Tổng hợp)

Qua bảng số liệu ta thấy, hằng năm Trung tâm đều có các sáng kiến cấp Tổng công ty và cấp Trung tâm. Sáng kiến cấp tổng công ty ko có sự tăng trƣởng qua các năm. Tuy nhiên, sáng kiến cấp Trung tâm tăng đều qua các năm, năm 2019 tăng 3 sáng kiến so với năm 2018 và năm 2020 tăng 2 sáng kiến so với năm 2019.

Nhƣ vậy có thể thấy Trung tâm đã có sự triển khai công tác sáng kiến trong toàn thể CBCNV và đƣợc CBCNV nhiệt tình tham gia vào hoạt động này. Điều này, sẽ giúp cho Trung tâm có nhiều cải tiến kỹ thuật, có nhiều giải

pháp hay để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ. Từ đó làm tăng doanh thu của Trung tâm

Những đặc điểm của lực lƣợng lao động mang lại những lợi thế cho Trung tâm với đa số có trình độ, năng lực và bề dày kinh nghiệm... đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công việc. Nhƣng với lực lƣợng lao động gồm nhiều nhóm có trình độ, độ tuổi khác nhau, phân công nhiệm vụ khác nhau… đòi hỏi đơn vị phải có cách tác động, tạo động lực phù hợp nhằm giúp ngƣời lao động hài lòng và kích thích đƣợc ngƣời lao động nâng cao tránh nhiệm, chủ động, sáng tạo thực hiện tốt hơn công việc đƣợc giao từ đó nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công việc.

b. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Văn hóa tổ chức: TTKD VNPT – Bình Định đã xây dựng đƣợc nét văn hóa đặc trƣng cho riêng mình nhƣ là hình thành nên các thói quen, các phong cách ứng xử trong Trung tâm: văn hóa cúi chào đối với khách hàng, tổ chức thăm hỏi, động viên ngƣời lao động khi họ bị ốm đau; tặng quà cho ngƣời lao động vào các ngày lễ tết; mừng tuổi đầu năm; tổ chức các chƣơng trình giao lƣu văn nghệ, thể dục, thể thao; có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi làm việc...Tặng quà lƣu niệm, chúc mừng khách hàng lâu năm…

- TTKD VNPT – Bình Định đã có sự đầu tƣ rất lớn cho các hoạt động phúc lợi, xây dựng đƣợc môi trƣờng làm việc năng động, thân thiện, mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dƣới khá tốt, mọi ngƣời luôn giúp đỡ lẫn nhau, thái độ làm việc nghiêm túc, có tinh thần kỷ luật.

- Thời gian công tác tại Trung tâm của Ban lãnh đạo: một lãnh đạo có kinh nghiệm sẽ biết cách làm việc hiệu quả với các nhóm nhân viên khác nhau, với tâm lý và khát vọng khác nhau. Theo thống kê của Phòng Nhân sự Tổng hợp ta có thâm niên làm việc của các cán bộ lãnh đạo tính đến hết năm 2020 nhƣ sau:

Bảng 2.8 Kinh nghiệm của nhà lãnh đạo

STT Chức danh Thâm niên

1 Giám đốc TTKD VNPT – Bình Định

(kiêm Phó giám đốc Viễn thông Bình Định) ≥ 20 năm 2 Phó Giám đốc TTKD VNPT – Bình Định ≥ 15 năm 3 Phó Giám đốc TTKD VNPT – Bình Định ≥ 10 năm 4 Kế toán trƣởng ≥ 10 năm 5 Giám đốc phòng bán hàng ≥ 10 năm 6 Trƣởng phòng Nhân sự ≥ 10 năm (Nguồn: Phòng Nhân sự Tổng hợp)

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong Trung tâm có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông CNTT và đã gắn bó với VNPT địa bàn Bình Định tối thiểu trên 15 năm. Vì TTKD VNPT – Bình Định đƣợc thành lập vào đầu năm 2015 theo quy chế mới đƣợc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam/Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông ban hành, nên đối với tất cả các cán bộ lãnh đạo cấp cao và cấp trung bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Giám đốc phòng bán hàng, trƣởng phòng, kế toán trƣởng,… đều có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí lãnh đạo. Với kinh nghiệm lâu năm nhƣ trên nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong Trung tâm đang thực hiện rất tốt công việc của mình. Điều này đã có tác động rất lớn đến tinh thần làm việc của ngƣời lao động, làm cho họ thấy tin tƣởng và vui vẻ thực hiện công việc.

Bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ, điều này có thể làm cho các mệnh lệnh truyền đi nhanh, chính xác nhƣng nhiều khi chính điều này cũng gây nên sự quá tải trong công việc, áp lực công việc lớn. Lực lƣợng lao động trực tiếp chiếm đa số trong Trung tâm nên việc Trung tâm chú trọng đến vấn đề thù lao cho ngƣời lao động đang tạo ra đƣợc động lực cho họ.

c. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

 Về chính sách pháp luật của Nhà nƣớc

Hiện nay Pháp luật của Nhà nƣớc, chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực Công nghệ Điện tử rất đƣợc chú trọng. Điều này thể hiện qua các chỉ đạo chung của Chính phủ trong các chƣơng trình trọng điểm quốc gia về công nghệ thông tin (Thời đại công nghệ thông tin 4.0).

Không những các doanh nghiệp trong nƣớc rất cần đến lĩnh vực này, mà các doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng cần đến

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành Công nghiệp điện tử, song nƣớc ta cũng đang vấp phải không ít thách thức Điều này giúp cho Trung tâm đang có một cơ hội, một thị trƣờng tốt.

 Thị trƣờng lao động trong lĩnh vực Công nghệ Điện tử

Cuộc Cách mạng khoa học 4.0 dựa trên nền tảng kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thì ngành điện tử viễn thông trở nên hết sức quan trọng do các yếu tố của thế giới số. Điện tử sẽ đóng vai trò là ngành công nghiệp mũi nhọn tạo ra các giá trị mới trong chuỗi sản xuất, phân phối sản phẩm.

Theo đánh giá của một số doanh nghiệp điện tử viễn thông lớn thì ngành điện tử viễn thông công nghệ thông tin tại Việt Nam đang thu hút rất nhiều lao động có độ tuổi dƣới 35. Sự phát triển của ngành điện tử viễn thông công nghệ thông tin Việt Nam Nam chủ yểu do thu hút đƣợc sự đầu tƣ lớn từ các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn từ Hàn Quốc, Nhật Bản ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử viễn thông và Mỹ ở lĩnh vực công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các chỉ thị về một số dịch vụ phần mềm công nghệ thông tin mà Việt Nam cần phát triển, đặc biệt nhất chính là phần mềm công nghệ Smart City, Trục liên thông văn bản quốc gia, hệ thống báo cáo quốc gia,...

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)