Hoàn thiện chính sách đào tạo và thăng tiến

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 115 - 117)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7.Hoàn thiện chính sách đào tạo và thăng tiến

Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trƣờng. Đầu tƣ vào con ngƣời là đầu tƣ mang ý nghĩa chiến lƣợc, trong nhiều trƣờng hợp hiệu quả hơn hẳn so với việc đầu tƣ vào việc đổi mới công nghệ và thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Môi trƣờng kinh doanh Viễn thông đang thay đổi nhanh chóng, sự suy giảm của dịch vụ cố định và sự chuyển dịch sang dịch vụ băng rộng, di động và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, vì vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp viễn thông. Bên cạnh đó, ngƣời lao động đƣợc đào tạo, có năng lực, có trình độ cao thì sẽ tiếp cận nhanh với sự thay đổi của môi trƣờng, nhanh chóng xác định đƣợc mục tiêu và thực hiện công việc với hiệu quả cao hơn.

Nguồn thu chính của Trung tâm là các dịch vụ viễn thông, bên cạnh đó trong thời gian gần đây doanh nghiệp kết hợp kinh doanh các dịch vụ truyền hình, dịch vụ nội dung, thiết bị điện tử để góp phần tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng và mạng lƣới. Ngƣời lao động trong Trung tâm phải thƣờng xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì vậy, các kỹ năng về bán hàng, marketing, các nghiệp vụ kinh doanh là rất cần thiết.

Ngoài ra, đào tạo nhân viên cũng phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo trong công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác với thái độ tốt hơn, khai thác những khả năng tiềm ẩn của họ. Đây cũng là động lực và là cơ sở để tạo cơ hội thăng tiến cho từng cá nhân ngƣời lao động, giúp ngƣời lao động thỏa mãn nhu cầu đƣợc tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện mình. Thăng chức và tạo điều kiện thăng tiến

cho cấp dƣới là những phần thƣởng và sự ghi nhận của tổ chức đối với những ngƣời đó chứng tỏ họ hoàn thành trách nhiệm đƣợc giao.

Hiện nay, trung tâm đã quan tâm đến công tác đào tạo và phát hiện những vấn đề còn hạn chế. Cụ thể là rất ít ngƣời đƣợc đào tạo thêm hay đào tạo lại. Trung tâm cần chú trọng hơn tới công tác này theo định hƣớng sau:

Kết hợp hài hòa giữa nhu cầu đào tạo của trung tâm và nhu cầu của ngƣời lao động để từ đó lập kế hoạch đào tạo cụ thể, hợp lý, tránh sự lãng phí và tránh sự không thỏa mãn do bắt buộc của ngƣời đƣợc cử đi đào tạo, còn ngƣòi có nhƣ cầu thì không đƣợc đi đào tạo.

Để tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc đào tạo, trung tâm nên tạo điều kiện cả về công việc lẫn kinh phí đào tạo nhƣ: giảm bớt khối lƣợng công việc cho NLĐ đƣợc đi đào tạo hoặc bố trí ngƣời khác làm thay, giữ nguyên lƣơng cho ngƣời đƣợc đi đào tạo.

Đối với cán bộ quản lý, Trung tâm có thể tổ chức đào tạo tại chỗ bằng cách thuyên chuyển, thay đổi chức vụ công tác nhằm tránh sự nhàm chán, chủ quan...

Mục đích của đào tạo là nhằm tăng kết quả thực hiện công việc của nhân viên thông qua việc cung cấp cho họ kỹ năng và kiến thức mới. Đào tạo có hiệu quả sẽ giúp cho ngƣời lao động thỏa mãn với công việc, tăng lòng tự hào bản thân, có cơ hội thăng tiến, có thái độ tích cực và có động lực làm việc.

Trong những năm qua, công tác đào tạo tại trung tâm luôn đƣợc quan tâm, chú trọng do đặc thù của ngành đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ, kỹ năng chuyên môn vững vàng và luôn phải nắm bắt đƣợc trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Hoạt động đào tạo tại trung tâm luôn đƣợc thực hiện theo đúng chu trình đào tạo bao gồm các bƣớc: xác định nhu cầu đào tạo, lên kế hoạch và chuẩn bị, thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả đào tạo.

Kế hoạch đào tạo không chỉ căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc tại từng đơn vị, cũng không chỉ căn cứ vào nhu cầu phát triển của cá nhân mà

chúng ta cần phải kết hợp hai nhu cầu đó với nhau. Điều đó sẽ làm cho ngƣời lao động có hứng thú với việc học, từ đó sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả đào tạo. Ngoài ra, sau quá trình đào tạo cần phải tạo điều kiện cho ngƣời lao động có thể ứng dụng kết quả đào tạo vào trong công việc.

Nâng cao chất lƣợng giảng viên nội bộ. Hoàn thiện mô hình đào tạo nội bộ, đổi mới nội dung và phƣơng pháp tổ chức các khóa bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng hàng năm. Lựa chọn những cá nhân xuất sắc để đào tạo thành chuyên gia.

Quan tâm lựa chọn nhân sự tham gia học và thi các chứng chỉ quốc tế; đào tạo đảm bảo 100% nhân viên triển khai CNTT đáp ứng đầy đủ theo chuẩn khung năng lực của Tập đoàn.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 115 - 117)