6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Thông tin chung về khảo sát đánh giá thực trạng công tác tạo
lực tại TTKD VNPT – BÌNH ĐỊNH
Để đánh giá khách quan hơn thực trạng các chính sách tạo động lực cho NLĐ, tác giả khảo sát bằng phiếu thăm dò, đối tƣợng khảo sát là các nhân viên ở tất cả các vị trí công tác trong Trung tâm.
2.2.1.1. Mục đích khảo sát
Để đo lƣờng mức độ quan trọng của các yếu tố tạo động lực làm việc với ba nhóm lao động (Cán bộ quản lý, nhân viên lao động gián tiếp, nhân viên lao động trực tiếp) và mức độ hài lòng của họ đối với các yếu tố này nhƣ thế nào? Từ đó tác động thúc đẩy động lực cho NLĐ.
2.2.1.2. Công cụ khảo sát
a. Thang đo và Phiếu khảo sát
Sau khi tìm hiểu nhiều nghiên cứu liên quan đến tạo động lực làm việc đối với ngƣời lao động, tác giả nhận thấy rằng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg là một trong những học thuyết đƣợc sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về động lực trên khắp thế giới. Đồng thời, tổng hợp các yếu tố tạo động lực cho NLĐ của các mô hình nghiên cứu có thể thấy hầu hết các mô hình đều dựa vào lý thuyết hai nhân tố của Herzberg và mô hình nghiên cứu của Boeve (2007) cũng đƣợc sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu của các học giả.
Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu áp dụng cho luận văn này với biến phụ thuộc là tạo động lực và 7 biến độc lập. Trong đó, 5 biến lấy từ mô hình của Boeve: lƣơng, đào tạo và thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc. Bên cạnh các yếu tố do Beove đƣa ra, tác giả đã tổng hợp và thêm 2 biến: Đánh giá thành tích từ nghiên cứu của mô hình nghiên cứu của Abby M. Brook (2007); biến điều kiện làm việc từ nghiên cứu của Teck – Hong và Waheed (2011). Những yếu tố này đƣợc tác giả tổng hợp và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất nhƣ sau:
(Nguồn: Tổng hợp từ danh mục tài liệu tham khảo)
Hình 2.2: Các yếu tố tác động đến động lực NLĐ
Thu nhập và phúc lợi Tác động của cấp trên Tác động của đồng nghiệp
Đánh giá thành tích và khen thƣởng Điều kiện làm việc
Cơ hội học tập và thăng tiến Yếu tố công việc
b. Xây dựng thang đo
Để phân tích đánh giá các biến này, tác giả tiến hành xây dựng thang đo các biến dựa trên cơ sở các nghiên cứu trƣớc đây của các học giả trên thế giới, đồng thời tác giả cũng có những điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị và yêu cầu nghiên cứu của đề tài.
Sau khi xác định các nhân tố chính ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên, tác giả đã đƣa ra thảo luận với 15 ngƣời. Nội dung của các cuộc phỏng vấn này sẽ đƣợc ghi chép cẩn thận, tổng hợp làm cơ sở cho điều chỉnh, bổ sung nội dung thang đo một cách hoàn chỉnh nhằm chuẩn bị cho giai đoạn điều tra chính thức tiếp theo.
Sau khi phỏng vấn 15 ngƣời bằng bảng câu hỏi sơ bộ. Tác giả đã hoàn chỉnh Thang đo chính thức trong mô hình nghiên cứu bao gồm 35 biến quan sát để đo lƣờng 7 nhân tố ảnh hƣởng và 5 biến quan sát để đo lƣờng biến phụ thuộc Sự hài lòng trong công việc.
Bảng 2.4: Thang đo lƣờng các nhân tố nghiên cứu (phụ lục 2)
Sau khi xem xét, đánh giá kết quả dữ liệu đạt đƣợc trong đợt phỏng vấn sâu, tác giả thiết kế bảng câu hỏi chính thức dựa trên thang bảng đo đã đƣợc điều chỉnh để tiến hành điều tra mẫu nghiên cứu. Phiếu khảo sát sẽ sử dụng thang đo Likert mức độ từ 1 đến 5 (với 1 là Hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) để đo lƣờng các yếu tố trong mô hình. Phiếu Khảo sát (Phụ lục 3)
Ngoài ra, tác giả cũng khảo sát thêm về nhu cầu của NLĐ tại Trung tâm để từ đó đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến động lực làm việc của NLĐ trong công việc nhằm đƣa ra các giải pháp, khiến nghị Ban Giám đốc điều chỉnh các chính sách tạo động lực hiện đang áp dụng nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, góp phần xây dựng Trung tâm ngày càng phát triển bền vững.
Các nội dung khảo sát đƣợc cụ thể hóa trong bảng câu hỏi ở Phụ lục 3 (Phiếu Khảo sát)
2.2.1.3. Số lượng mẫu và hình thức khảo sát
Dự kiến phiếu khảo sát phát ra là 105 phiếu.
Để đảm bảo tính đại diện trong đánh giá các chính sách tác động đến động lực làm việc tại Trung tâm, tác giả lựa chọn tỷ lệ mẫu nhƣ sau:
Bảng 2.5: Số lƣợng lao động dự kiến điều tra ở từng bộ phận của Trung tâm
STT Bộ phận Tổng thể (ngƣời) Số lƣợng mẫu dự kiến (ngƣời) Tỷ lệ mẫu (%) 1 Cán bộ quản lý (Phòng) 18 14 77.78%
2 Nhân viên lao động gián tiếp 18 14 77.78% 3 Nhân viên lao động trực tiếp 85 77 90.59%
4 Tổng cộng 121 105 86.78%
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Hình thức khảo sát tác giả tiến hành phỏng vấn thử 15 bảng câu hỏi để chỉnh sửa nội dung và cách hành văn. Sau đó phát 105 bảng câu hỏi bằng cách là phát trực tiếp cho CBCNV các Phòng trong đơn vị.
Phƣơng pháp là chọn mẫu thuận tiện có đảm bảo tỉ lệ (dựa trên tính dễ tiếp cận, thuận tiện cho tác giả và đảm bảo tỉ lệ nhƣ dự tính ở Bảng 2.5).
Thời gian dự kiến khảo sát là từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021.
2.2.1.4. Một số thông tin về mẫu nghiên cứu
Để có thể thu thập đƣợc 100 mẫu nhƣ dự kiến tác giả phát ra 105 Phiếu Khảo sát với tỉ lệ hồi đáp mong muốn là 95%. Có 10% phiếu khảo sát đƣợc gửi qua mail, 5% phỏng vấn qua điện thoại, 85% còn lại do tác giả đến vị trí làm việc phát trực tiếp.
Sau 3 tháng khảo sát đã thu về đƣợc 99 phiếu, trong đó có 98 phiếu hợp lệ và 01 phiếu không hợp lệ (do bỏ trống quá nhiều).
Bảng 2.6: Một số thông tin về đối tƣợng khảo sát
STT Thông tin Tần suất Tỷ lệ
1 Giới tính 98 100 1.1 Nam 57 58.16 1.2 Nữ 41 41.84 2 Độ tuổi 98 100 2.1 Dƣới 30 1 1.02 2.2 Từ 30-40 48 48.98 2.3 Từ 41-50 44 44.9 2.4 Trên 50 5 5.1 3 Trình độ học vấn 98 100 3.1 Trung cấp, sơ cấp 28 28.57 3.2 Cao đẳng 4 4.08 3.3 Đại học 63 64.29 3.4 Trên đại học 3 3.06 4 Vị trí công tác 98 100
4.1 Nhân viên văn phòng (gián tiếp) 12 12.24 4.2 Nhân viên kinh doanh (trực tiếp) 73 74.49
4.3 Cán bộ quản lý 13 13.27
5 Thâm niên làm việc 98 100
5.1 Từ 5 - 10 năm 25 25.51 5.2 Trên 10 năm 73 74.49 6 Thu nhập 98 100 6.1 Dƣới 10 triệu 7 7.14 6.2 Từ 10 - 15 triệu 48 48.98 6.3 Trên 15 triệu 43 43.88
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Sau khi thu thập tất cả các Phiếu khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp số liệu và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích kết quả khảo sát.