6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Các yếu tố bên trong công việc
- Vị thế và vai trò của ngành nghề trong xã hội: Những ngƣời lao động
làm việc trong những ngành nghề lĩnh vực mà xã hội quan tâm và đánh giá cao thì họ sẽ cảm thấy tự hào, yêu công việc, nỗ lực phấn đấu và có động lực làm việc và ngƣợc lại.
- Đặc điểm kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật công nghệ có tác động
không nhỏ tới động lực làm việc của ngƣời lao động. Kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại đỏi hỏi doanh nghiệp và ngƣời lao động phải nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng nhiệp vụ để đáp ứng đƣợc với yêu cầu của công việc.
- Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố nhƣ máy móc, trang thiết bị, sự tổ chức và bố trí nơi làm việc, các yếu tố vệ sinh môi trƣờng (khói bụi, tiếng ồn..), sự phân công trong lao động có tác động lớn tới khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ làm việc và hiệu quả làm việc. Nếu ngƣời lao động đƣợc làm việc trong điều kiện làm việc tốt sẽ làm cho ngƣời lao động cảm thấy yên tâm làm việc, có điều kiện để phát huy sáng tạo trong công việc đem lại năng suất cao và ngƣợc lại.
- Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp đƣợc tạo ra từ tổng thể
mục tiêu, chính sách quản lý, mối quan hệ nhân sự, bầu không khí làm việc, phong cách làm việc, những biểu tƣợng vật chất và tinh thần tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp, các giá trị, niềm tin, lối sống và cách thức hành động cũng nhƣ thái độ hành vi của ngƣời lao động. Doanh nghiệp nào có văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp các thành viên trong doanh nghiệp gắn bó với nhau hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra tinh thần làm việc tự giác, đồng nghiệp thân thiện hợp tác cùng nhau làm việc nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức.
- Các chính sách quản lý nhân sự: bao gồm các khía cạnh từ tuyển dụng,
bố trí nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động, an toàn vệ sinh lao động có ảnh hƣởng lớn tới động lực lao động. Các chính sách quản lý nhân sự đúng đắn và hợp lý không những giúp ngƣời quản lý có thể điều hành doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức mà còn đảm bảo các quyền lợi cũng nhƣ mong đợi của ngƣời lao động từ đó ảnh hƣởng đến động lực làm việc của ngƣời lao động.
- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ,
báo cáo và quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức có vai trò quyết định đến toàn bộ hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, ít đầu mối, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bộ phận cũng nhƣ mỗi thành viên đƣợc phân chia rõ ràng, linh hoạt, không chồng chéo, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả cao, đồng thời làm cho ngƣời lao động thấy rõ đƣợc vị trí của mình trong tổ chức và từ đó họ sẽ chủ động và cam kết trong công việc. Ngƣợc lại, sẽ dẫn đến sự trì trệ, kém hiệu quả.