CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.6. Lịch sử kiểm soát chất lượng ngành in ngành in
Nhiều năm về trước, việc quản lí chất lượng khơng có được cái nhìn quan trọng như hiện nay, việc đánh giá chất lượng dựa vào cảm nhận của khách hàng, chỉ cần thấy giống mẫu bằng mắt hay khách hàng đồng ý là được.
Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn quản lý chất lượng liên quan đến sản xuất được các nước áp dụng như ISO 9000, ISO 9001, … Đây là các tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống quản lý chất lượng phạm vi rộng trong doanh nghiệp, từ các cấp lãnh đạo đến vận hành, sản xuất.
Tuy nhiên, để có thể quản lý chất lượng chung, thì các cơng ty phải áp dụng các tiêu chuẩn ngành để đảm bảo các công đoạn được cụ thể hố bằng quy trình và các thơng số đo lường thì mới có thể đảm bảo sự ổn định chất lượng sản phẩm. Ngành công
40
nghiệp in cũng không ngoại lệ, các tiêu chuẩn ngành lần lượt ra xuất hiện, để phục vụ cho nhiệm vụ trên.
Vì vậy năm 1996, chuẩn ISO 12647 cho ngành công nghiệp in ra đời. Với mục tiêu kiểm sốt q trình chế bản, in thử và in sản lượng ISO 12647 trở thành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng in duy nhất được ứng dụng trên toàn thế giới. Ngồi ra, cịn có các hệ thống chứng chỉ khác như FOGRA. Đây là một tổ chức có uy tín nhất thế giới về nghiên cứu In với một truyền thống lâu dài, hoạt động tích cực trong việc duy trì và phát triển các tiêu chuẩn ISO liên quan đến quản lý màu và In. Dựa trên các tiêu chuẩn ISO, FOGRA đã phát triển ra một hệ thống các chứng chỉ kỹ thuật In cho các doanh nghiệp In.
Đặc biệt trong in Offset cịn có một quy trình làm việc được tiêu chuẩn hóa được mô tả gọi là PSO (Process Standard Offset). PSO được phát triển bởi Liên đồn Cơng Nghiệp In ấn và Truyền thơng Đức hợp tác với Fogra, Hiệp hội Nghiên cứu Cơng nghệ Đồ họa. Nó đảm bảo chất lượng từ quá trình tạo file đến thành phẩm và dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật cho in offset để tạo ra các sản phẩm in tối ưu, ổn định và đáng tin cậy theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 12647. Hạn mức bao gồm quản lý tập tin, quản lý màu sắc, tạo bản in thử, tạo tấm kẽm CTP, … và màu sắc in, kiểm soát in, vv...
Và khi chúng ta muốn chứng minh mình in đẹp, in chất lượng thì chúng ta cần có tổ chức nào đó chứng nhận. Người hay tổ chức chứng nhận càng uy tín thì các chứng chỉ của họ càng có sức thuyết phục khách hàng. Chính vì vậy các tổ chức kiểm định quốc tế đóng vai trị như một cầu nối giữa nhà cung cấp và khách hàng cuối. Các chứng chỉ của họ có giá trị như một bằng chứng là nhà cung cấp thỏa mãn các yêu cầu của người dùng cuối. Cho đến thời điểm hiện tại có rất nhiều các chuẩn đã được đặt ra để tiêu chuẩn hóa các quy trình in ngồi PSO kể trên cịn có PSA, GMI, G7, GRACOL...để giúp cho các nhà in dễ tiếp cận hơn đến các mục đích.