Công tác hoạch định chất lượng

Một phần của tài liệu Áp dụng tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất bao bì vào hệ thống ISO 9001 2015 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ in (Trang 73 - 76)

1.8.3 .Các tiêu chí đánh giá bao bì

3.3. Công tác hoạch định chất lượng

Thực hiện công tác hoạch định chất lượng bằng cách xác định mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng, các phương tiện, hoạch định rủi ro, nguồn lực cần thiết và đề ra các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm. Hoạch định chất lượng được coi là yếu tố có vai trị quan trọng hàng đầu, tác động quyết định tới toàn bộ các hoạt động quản trị chất lượng của công ty và là một biện pháp nâng cao hiệu quả của quản lý chất lượng. Công tác hoạch định chất lượng giúp cho Công ty:

 Định hướng phát triển chất lượng chung cho tồn Cơng ty theo một hướng thống nhất.

 Khai thác sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn, góp phần giảm chi phí cho chất lượng.

65  Giúp cơng ty chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường.

 Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt thị trường thế giới.

 Tạo ra văn hóa mới, một sự chuyển biến căn bản về phương pháp quản lý chất lượng của các Cơng ty.

Những nhiệm vụ chính của cơng tác hoạch định chất lượng như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ: Nhiệm vụ công tác hoạch định chất lượng

3.3.1.Thiết lập chiến lược và mục tiêu chất lượng

Nhằm đạt được sự phát triển của tổ chức trên cơ sở năng suất - chất lượng - hiệu quả. Việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cũng như áp dụng và vận hành hệ thống đó phải đạt được hiệu quả của tổ chức với các mục tiêu đề ra trong một thời gian nhất định. Hiệu quả của tổ chức là phải xét ở hiệu quả chung chứ không phải chỉ xét riêng một mặt nào. Hiệu quả chung của tổ chức phải thể hiện được mục tiêu chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ngày càng thoả mãn khách hàng, hoạt động phát triển, mở rộng được thị trường, đóng góp với nhà nước, xã hội tăng, đời sống vật chất tinh thần của người lao động được cải thiện, nâng cao, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và thực hiện một sự phát triển bền vững. Để Cơng ty có thể vận hành và phát triển một cách ổn định trên thị trường và đảm bảo cho việc lãnh đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo Cơng ty thì phải thiết lập chiến lược và mục tiêu chất lượng.

Dựa vào mục tiêu chất lượng được thiết lập cho toàn Công ty. Trưởng các đơn vị dựa trên mục tiêu chất lượng của Công ty ban hành để đưa ra các mục tiêu cho bộ phận của mình về doanh thu, lợi nhuận, các kết quả dự báo sẽ đạt được trong từng giai đoạn. Trưởng đơn vị sẽ là người soạn thảo các mục tiêu chất lượng của đơn vị căn cứ trên mục tiêu chất lượng của Công ty và sẽ được Tổng giám đốc phê duyệt. Các đơn vị sẽ đưa ra các mục tiêu hàng tháng cho đơn vị và đánh giá việc

66

thực hiện mục tiêu bằng cách phân tích mục tiêu chất lượng hàng tháng đạt được, từ đó các đơn vị sẽ đưa ra giải pháp để nâng cao mục tiêu chất lượng thích hợp cho từng đơn vị, phịng ban.

Xây dựng mục tiêu chất lượng như sau:

 Mục tiêu 1: Đảm bảo 95% số lượng hàng sản xuất được gửi mẫu đúng thời gian dự kiến.

 Mục tiêu 2: Đảm bảo 100% các bộ tài liệu khi ban hành cho sản xuất khơng bị sai sót do lỗi chủ quan: chưa triển khai sản xuất đại trà tại nhà máy và khơng có lỗi lặp lại.

 Mục tiêu 3: Đảm bảo 95% các bản thiết kế khi ban hành sản xuất không thay đổi các công đoạn và thiết bị (ngoại trừ yếu tố khách quan).

 Mục tiêu 4: Đảm bảo 100% định mức ngun, phụ liệu khơng có sự thay đổi khi đã xác nhận với khách hàng do lỗi chủ quan.

 Mục tiêu 5: Đảm bảo đội ngũ QC được đào tạo ít nhất 1 lần/6 tháng

3.3.2.Xác định những yêu cầu chất lượng phải đạt tới ở từng giai đoạn nhất

định

Tức là phải xác định được sự thống nhất giữa thỏa mãn nhu cầu thị trường với những điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể nhất định với chi phí tối ưu. Tiến hành phân tích tác động của các nhân tố đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Đối với CTCP In Tổng Hợp Cần Thơ có những nhân tố chủ chốt tác động đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ quản lý cần xác định được những nhân tố này. Những yếu tố bên trong đặc biệt quan trọng là con người, công nghệ, phương tiện, nguyên vật liệu. Kĩ năng lao động, ngun vật liệu và q trình cơng nghệ kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ ở một mức độ nhất định. Bởi vậy, Công ty luôn xem xét các nhân tố trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với mơi trường bên ngồi. Những nhân tố bên ngồi có ý nghĩa quyết định đến lựa chọn mục tiêu chất lượng, là nhu cầu và mong đợi của khách hàng, là đặc điểm, trình độ và xu hướng phát triển của tiến bộ khoa học cơng nghệ và cơ chế chính sách của mỗi quốc gia.

3.3.3.Hoạch định, nhận diện và quản lý rủi ro

Hoạch định rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

67

Hiện nay là hầu hết nguồn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho nhu cầu sản xuất chủ yếu phải nhập từ bên ngồi. Do đó, cơng ty có thể sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro khi giá nguyên vật liệu, tình hình cung ứng có những biến động thất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị gia tăng của chuỗi giá trị sản xuất.

 Rủi ro về nguồn lực

Vấn đề tìm được nguồn nhân cơng có tay nghề cao, ổn định, nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý có trình độ ln là điều mà lãnh đạo Công ty quan tâm và xác định là một trong những điều kiện quyết định đến sự phát triển lâu dài, bền vững cũng như hoàn thành các mục tiêu Công ty đề ra.

 Các rủi ro khác:

Các rủi ro bất khả kháng như động đất, thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, dịch bệnh,…đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của Cơng ty.

Một phần của tài liệu Áp dụng tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất bao bì vào hệ thống ISO 9001 2015 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ in (Trang 73 - 76)