Đánh giá quy trình sản xuất bao bì giấy

Một phần của tài liệu Áp dụng tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất bao bì vào hệ thống ISO 9001 2015 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ in (Trang 57)

1.8.3 .Các tiêu chí đánh giá bao bì

2.1. Đánh giá quy trình sản xuất bao bì giấy

49

Ưu điểm:

Quy trình vận hành sản xuất chung hiện nay cực kì hiệu quả phát huy những điểm mạnh của từng khâu và tối ưu hố khơng rắc rối rườm rà trong quá trình sản xuất. Các mẫu bao bì hộp sản xuất đều có hồ sơ để dễ dàng quản lý trong tồn bộ q trình thơng qua mẫu và các tiêu chuẩn đánh giá giá rõ ràng thông qua các phiếu kiểm tra giúp tránh sai sót. Trong sản xuất đều có thơng số chuẩn ISO 12547-2 kết hợp với các thông số nội bộ về chỉnh sửa file trong phần chế bản.

Một quy trình sản xuất chi tiết rành mạch như vậy giúp quản lý kiểm sốt Đơn hàng cơng ty, dự trù vật tư và yếu tố ảnh hưởng giúp người quản lý cũng như thợ in dễ truy xuất các lỗi và phòng ngừa dễ dàng hơn rất nhiều, giúp việc phục chế sau này rất thuận lợi. Qua đó tại được một quy trình thống nhất và ổn định giúp cơng việc dễ dàng và theo quy chuẩn.

Nhược điểm:

Trong quá trình tạo đơn hàng mới từ khâu nhận và kết thúc giao cho khách hàng thời gian sẽ lâu. Nên sản phẩm theo quy trình này dễ trải qua rất nhiều công đoạn và sự kiểm duyệt từng công đoạn sẽ tốn thời gian. Việc thực hiện đơn hàng cấp bách sẽ có nhiều sức ép thời gian về mặt sản xuất này, lúc đó thợ in sẽ tăng ca nhiều cho kịp tiến độ ảnh hướng tới sức khoẻ nhân viên. Việc có chuẩn áp dụng cho bao bì hộp giấy là 12647-2 nhưng việc áp dụng chuẩn này là chưa hoàn toàn áp dụng hết. Công Ty In Cần Thơ là Công Ty In Tổng Hợp, với nhiều đơn hàng nhỏ và số lượng đơn hàng nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất in, việc kiểm soát chất lượng các tờ in, sự đồng nhất giữa các tờ in với nhau giữa các lần tái bản rất quan trọng. Lỗi trong quá trình in và vận hành nhìn thấy và cả khơng nhìn thấy được sẽ dễ dàng kiểm tra nếu ta dùng các cơng cụ hợp lý, và quy trình đo thích hợp nhằm tối ưu hố q trình kiểm sốt in.

2.2.Đánh giá vai trị của QC trong cơng tác QLCL

Chức năng, nhiệm vụ của phòng QLCL:

 Phản ánh trung thực những thông tin về biến động chất lượng, phối hợp và tham mưu kịp thời cho Ban giám đốc các nhà máy và lãnh đạo cơng ty để có biện pháp cải tiến trong công tác QLCL sản phẩm.

 Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra áp dụng trong hệ thống QLCL của Công ty.

 Kiểm tra, đánh giá chất lượng các loại sản phẩm sản xuất trong Cơng ty. Kiểm sốt, định chuẩn, quyết định xử lý biến động chất lượng.

Đạt được 5 chuẩn mực của QC: Phát hiện nhanh chóng

50

-Ngăn chặn kịp thời -Xử lý linh hoạt -Tuân thủ nguyên tắc -Báo cáo đầy đủ.

 Thực hiện mơ hình quản lý: Quản lý chất lượng xuyên suốt quá trình. Kiểm sốt những cơng đoạn nhà máy, kiểm tra 100%. Đặt các điểm kiểm tra hợp lý, chuẩn hóa quy trình kiểm tra. Tham gia kiểm sốt và quản lý chất lượng tồn diện.

 Xem xét thường xun tình hình thực tế để cải tiến quy trình. Tổng hợp các bản đánh giá chất lượng để tham mưu cho các lãnh đạo Công ty, đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

 Kiểm tra In – line, End – line và Final sản phẩm của các nhà máy in

 Hỗ trợ và chỉ ra những cơng việc cịn sai sót, những lỗi sai mà nhà máy khơng phát hiện ra hay đã phát hiện ra nhưng chưa có biện pháp khắc phục.

 Mục tiêu chất lượng của phòng QLCL nêu rõ như sau:

- Thiết lập, xây dựng các quy trình kiểm tra, kiểm sốt chất lượng.

- Giám sát việc thực hiện các quy trình, tổ chức kiểm tra đánh giá chính xác về chất lượng.

2.3.Đánh giá khả năng áp dụng ISO 9001- 2015 vào quy trình sản xuất

2.3.1.Quy trình sản xuất chung

Quy trình sản xuất chung bao gồm các hoạt động: sản xuất, kiểm tra, đánh giá và cải tiến

51

Hình 2.2: Quy trình sản xuất chung tại cơng ty

 Cơng ty có quy trình thực hiện cơng việc cụ thểở từng cơng đoạn.  Cơng ty có đầy đủvăn bản hướng dẫn công việc đến các bộ phận.  Quy trình sản xuất mà hiện tại cơng ty đang áp dụng vềcơ bản có các

52  Phương hướng tiệm cận quá trình, và một số các điều khoản của ISO 9001- 2015 chưa được áp dụng vào trong q trình. Và theo ISO 9001- 2015, cơng ty phải đáp ứng được các yêu cầu bắt buộc mà ISO đưa ra, thì mới có thể cải thiện được chất lượng, đạt giấy chứng nhận và duy trì nó.

 Cơng tác kiểm sốt chất lượng làm tốt ở mức độ tiêu chuẩn hóa nội bộ cơng ty. Tuy nhiên, cơng ty chưa xây dựng hồn thiện các văn bản kiểm tra, văn bản hướng dẫn công việc.

2.3.2.Phương án đánh giá cụ thể

Dựa trên các điều khoản phù hợp với quy trình in bao bì

Dựa trên mức độ đáp ứng điều khoản hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống, được giới hạn ở 5 yêu cầu chính sau:

- Xác định các yếu tố đầu vào cần thiết và kết quả mong đợi từ các quá trình này;

- Xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình này;

- Xác định và áp dụng các tiêu chí và phương pháp (bao gồm theo dõi, đo lường và các chỉ số hoạt động liên quan) cần thiết để đảm bảo việc điều hành và kiểm sốt các q trình này có hiệu lực;

- Xác định các nguồn lực cần thiết cho các q trình này và đảm bảo tính sẵn có của các nguồn lực;

- Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các quá trình này

Đối với các u cầu chính trên, tiêu chuẩn hóa cho cơng ty phải đảm bảo.

2.3.3.Kiểm tra vật liệu

Như trình bày ở phần trên, cơng ty đang áp dụng quy trình sản xuất chung theo ISO 9001- 2015, tuy nhiên các quá trình đơn lẻ chưa có sự kết hợp giữa ISO 9001- 2015. Ở công đoạn kiểm tra vật liệu. Chúng ta phải xác định rằng, các yếu tố kiểm sốt thơng số của vật liệu phải được đo đạt bằng tiêu chuẩn ngành để đảm bảo các tiêu chí phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và cạnh tranh được trong môi trường ngành in, hướng tới việc phát triển các đơn hàng với mức độ ổn định cao hơn.

Và hiện nay, cơng ty đã có bảng tiêu chí và cách thức kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào như bảng phụ lục.

Vật liệu giấy sẽ được kiểm tra các thông số cơ bản như về định lượng, độ dày, độ sáng, độ bóng và các tính chất bề mặt. Đối với các loại giấy như Bristol, Couché,… là loại giấy có tráng phủ nên chúng ta cần xem xét kĩ độ láng, độ bóng, độ trắng bề mặt có đạt chất lượng. Trong quá trình đánh giá kiểm tra vật liệu thực tế trong nhà máy, chúng ta sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên từ các lô vật liệu và tiến hành

53

đánh giá. Đối với lô vật liệu có số lượng nhỏ thì các mẫu được lấy ngẫu nhiên có số lượng ít (vài tớ đến vài chục tờ) và đánh giá chất lượng mẫu nghiêm ngặt. Và đối với lơ vật liệu có số lượng lớn thì ngược lại. Tem nhãn lơ vật liệu của nhà cung cấp sẽ đính kèm với mẫu để đối chứng kết quả kiểm tra.

Về cơ bản ở công đoạn kiểm sốt vật liệu, cơng ty đã đáp ứng một số yêu cầu bắt buộc của ISO ở các Điều khoản 4.4.1. Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống và Điều khoản 6.2.1 Tổ chức phải thiết lập các mục tiêu chất lượng tại các cấp, bộ phận chức năng và các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng,...

Tuy nhiên, ISO 9001- 2015 u cầu ở từng cơng đoạn, q trình đều phải xây dựng quy trình, để dựa vào quy trình đó, có thể đánh giá nội bộ quy trình, và đề xuất cải tiến liên tục quá trình làm việc. Vì vậy, theo các thơng tin đánh giá kiểm tra vật liệu hiện tại ở công ty, chúng ta sẽ:

 Đề xuất quy trình đơn lẻ để kiểm tra vật liệu và ở quy trình đó sẽ phải đảm bảo thể hiện được phương thức giải quyết rủi ro và hành động không phù hợp để đáp ứng các Điều khoản 6.1. Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội và Điều khoản 7.3. Nhận thức.

Về các tiêu chí áp dụng tiêu chuẩn ngành 12647-2 để tiêu chuẩn hóa q trình kiểm tra vật liệu. Các thông số này được theo dõi trong suốt quá trình in và đo lường bằng các thiết bị và cảm quan, từ đó đánh giá vật liệu có phù hợp để đưa vào sản xuất hay không. Tuy nhiên hiện nay, công ty kiểm tra chất lượng mực, cụ thể là kiểm tra độ nhớt bằng cảm quan, và một số tính chất khác của mực khơng được kiểm tra. Để đáp ứng yêu cầu Điều khoản 8.7. Kiểm sốt đầu ra khơng phù hợp

 Đề xuất kiểm tra mực bằng thiết bị và thông số đo lường phù hợp.

Về phân công trách nhiệm kiểm tra vật liệu đầu vào, hiện nay Phòng vật tư chịu trách nhiệm nhận vật tư và kiểm tra sẽ không được khách quan.

Đề xuất giao Phòng Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm cùng phòng vật tư kiểm tra đầu vào. Hoặc phòng Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra vật tư trước khi nhập kho.

Ngồi ra, trong mơi trường sản xuất bao bì giấy thì những vấn đề về giấy sẽ luôn xuất hiện và làm ảnh hưởng đến thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm. Tại các nhà máy sản xuất Việt Nam có nhiều nguyên nhân, vấn đề làm xuất hiện lỗi ở vật liệu do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc đánh giá vật liệu đầu vào tại các nhà máy sản xuất bao bì hộp giấy là khơng thể bỏ qua và giúp hạn chế việc xảy ra lỗi, có giải pháp khắc phục các lỗi để kịp thời sản xuất. Sau đây là những nguyên nhân do nhà máy sản xuất bao bì hộp giấy có thể gây ra các vấn đề:

54  Nhiệt độ kho bảo quản:

Do tính chất khí hậu tại Việt Nam nói chung và Miền Nam nói riêng là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tại miền Nam chỉ có 2 mùa mưa và nắng có nhiệt độ cao nên khí hậu, thời tiết là nguyên nhân chính gây ra ảnh hưởng cho vật liệu giấy. Khi nhiệt độ ảnh hưởng đến vật liệu giấy:

 Ảnh hưởng đến độ bền của vật liệu

 Vật liệu bị tác động bởi môi trường thể hiện trên bề mặt vật liệu: bị ố vàng, mất độ trắng và thể hiện chất lượng hình ảnh, màu sắc kém. Vật liệu giấy bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nên bề mặt giấy bị ngã màu và làm ảnh hưởng đến các hình ảnh, màu sắc trên sản phẩm.

 Độ ẩm môi trường

Yếu tố độ ẩm cũng giống như yếu tố nhiệt độ là nguyên nhân chính gây ra một số lỗi cho vật liệu bởi bị tác động mơi trường có độ ẩm cao. Độ ẩm của mơi trường làm ảnh hưởng vật lý và hố học đến các thành phần của giấy. Vì vậy có các vấn đề xuất hiện khi bị tác động bởi độ ẩm:

Vật liệu giấy bị biến dạng, bị dãn, độ bền giảm gây khó khăn cho q trình sản xuất cụ thể ở quá trình in và thành phẩm. Giấy dễ bị rách, đứt. Việc cung cấp vật liệu dễ xảy ra các lỗi đúp tờ, nhảy tay kê, chồng màu khơng chính xác do giấy bị công vênh, bị co rút hoặc bị dãn. Chúng ta phải tốn thời gian, các giải pháp để khắc phục vật liệu xuất hiện các vấn đề.

2.3.4.Công đoạn chế bản

Tiếp cận đánh giá q trình ở cơng đoạn chế bản cũng tương tự như quy trình chung mà ISO 9001 2015 đề nghị. Tuy nhiên, ở công đoạn chế bản, yêu cầu tuần tự các bước thực hiện cao hơn và phải đúng theo thứ tự các bước thực hiện theo quy trình. Để đánh giá cơng đoạn này, cần xem xét công ty đã thực hiện sản xuất theo điều kiện được kiểm soát theo Điều khoản 8.5.1. Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Đối với công đoạn chế bản, các công việc kiểm soát bao gồm kiểm soát các yêu cầu dưới đây:

 Trang thiết bị, phần mềm

Phần mềm/ thiết bị Hành động

Esko artios CAD 14.0 Thiết kế cấu trúc (.ard), khuôn cấn bế

(.CFF2)

Esko Data Exchange 14.1.2 Mở file thiết kế cấu trúc sang AI

55

Illustrator CC 2020 Thiết kế đồ họa, dàn hộp (.ai)

Adobe Acrobat DC Kiểm tra, xử lí file trước khi xuất file

pdf đi bình (.pdf)

Signa station 11 Bình trang

Navigator 10 RIP

Tiffdownload, Anydesk Điều khiển máy ghi

Máy ghi kẽm Amsky Ausetter T864 Máy ghi kẽm Screen PlateRite 8600N-S

Ghi kẽm Máy hiện kẽm nhiệt HY-PS-900TV

Máy TungShung 88PSBF

Hiện kẽm

Máy nướng bản Máy KL1150 Nướng bản

Bảng 2.1: Trang thiết bị phần mềm chế bản tại công ty

 Môi trường vận hành

Điều kiện để máy ghi và các thiết bị máy tính theo khuyến cáo của nhà sản xuất là:

Nhiệt độ khuyến cáo: 21- 25ºC

Nhiệt độ cho phép: 18- 26ºC, Độ ẩm: <70%

 Thiết bị kiểm tra, đo lường

Máy đo màu Xprite: kiểm tra đánh giá chất lượng bảng kẽm Kính soi tram

Kiểm tra trên các phần mềm dùng cho chế bản, đã được liệt kê ở bảng trên, mô tả cụ thể ở phần phụ lục

 Tiêu chí đánh giá, đo lường

Cơng ty đáp ứng điều khoản 6.2.1: Tổ chức phải thiết lập các mục tiêu chất lượng tại các cấp, bộ phận chức năng và các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng; và các mục tiêu chất lượng là phải đáp ứng cho từng quy trình đơn lẻ, ở cơng đoạn chế bản đã có bảng tiêu chí, được trình bày ở phần phụ lục.

Xét bối cảnh hiện tại cơng ty, các nguồn lực ở phịng chế bản như thiết bị, máy móc, phần mềm, tài liệu hướng dẫn đang được triển khai đáp ứng tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, hay xảy ra một số lỗi ở công đoạn kiểm tra file, và một số sự cố liên quan đến quá trình in mà hiện nay chưa có quy trình khắc phục cụ thể. Ngồi ra, cần có bảng checklist các sự cố trong q trình sản xuất ở phịng chế bản.

 Vì các q trình tác động lẫn nhau, do đó đề xuất quy trình xử lí sự cố khơng phù hợp cho quy trình sản xuất chung, và quy trình đơn lẻ để đáp ứng các Điều

56

khoản 8.7. Kiểm sốt đầu ra khơng phù hợp và 10.2. Sự không phù hợp và hành động khắc phục.

Ngoài ra, về các yếu tố ảnh hưởng đến q trình in, khn in chiếm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tờ in. Muốn một khuôn in sau khi ghi và hiện bản được ổn định, hạn chế tối đa hiện tượng gia tăng tầng thứ thì cần phải xác định được các thơng số ghi bản (tiêu cự, cường độ, tốc độ), xác định điều kiện hiện bản (thời gian hiện, nhiệt độ sấy…) tương ứng với loại kẽm sử dụng và thực hiện tuyến tính máy ghi trước khi in.

 Ghi bản: Để đảm bảo một khuôn in đạt chất lượng cần xác định các thông số phù hợp với từng loại kẽm khác nhau. Theo tiêu chuẩn ISO 12647- 2, để phục chế được ít nhất giá trị tầng thứ, độ phân giải của máy ghi bản phải được thiết lập thích hợp. Chẳng hạn, muốn tạo tram điều biên có độ phân giải 70 cm-1 (180 lpi) thì độ phân giải của máy ghi bản nên cao hơn 700cm-1 (1800 dpi).

 Hiện bản: Khi hiện bản cần chú ý đến các thơng số có thể ảnh hưởng đến chất lượng bản in và hiện tượng gia tăng tầng thứ của bản in như nhiệt

Một phần của tài liệu Áp dụng tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất bao bì vào hệ thống ISO 9001 2015 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ in (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)