6. Bố cục đề tài
1.4.3. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
* Mục đích của xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các mục đích, mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt được các mục đích, mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro rõ ràng, chính xác trong dự báo nhằm hướng tới mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao trong hoạt động của NHTM, đòi hỏi các nhà quản trị cần có sự điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với từng thời kỳ, những nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng.
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hợp lý cần được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất, Căn cứ vào môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của NHTM cũng diễn ra trong một môi trường nhất định. Do đó, khi xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, ngân hàng cần phải xem xét tới tác động của các yếu tố:
- Tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng. - Đặc điểm và tính chất lĩnh vực mà ngân hàng cấp tín dụng. - Khả năng và mức độ cạnh tranh từ các ngân hàng khác.
Thứ hai, căn cứ vào quy định của các cơ quan quản lý
35 quy đã được ban hành, các ngân hàng phát triển theo hướng chủ động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những hoạt động của mình. Do đó các chiến lược quản trị rủi ro phải tuân theo quy định pháp lý của cơ quan nhà nước:
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017.
- Thông tư 41/2016- NHNN ngày 30/12/2016 Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có).
- Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi bổ sung.
- Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi bổ sung.
Thứ ba, căn cứ vào chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng cung cấp cho các cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Theo đó, tồn tại những vấn đề trong việc xây dựng chính sách tín dụng mà các NHTM cần chú trọng:
Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng (bao gồm các đặc điểm của một danh mục tín dụng tốt xét theo các tiêu chí: các loại tín dụng, những kỳ hạn tín dụng, các độ lớn tín dụng và chất lượng tín dụng).
Phân hạng thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và hợp đồng tín dụng.
Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và quyết định cho vay đối với khách hàng.
Hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn vị xin vay và những tài liệu được phải được lưu giữ tại ngân hàng (Báo cáo tài chính, hợp đồng tín dụng, hồ sơ về tài sản bảo đảm).
Phân cấp chịu trách nhiệm trong nội bộ ngân hàng, cụ thể ai là người gánh vác trách nhiệm đánh giá, kiểm tra và duy trì hồ sơ tín dụng và báo cáo thông tin.
36 Xây dựng định hướng tín dụng vào những đối tượng cụ thể của nền kinh tế, có chính sách phát triển sản phẩm tín dụng mới rõ ràng.
Các chỉ dẫn, nhận và định giá và hoàn tất hồ sơ bảo đảm tín dụng.
Quy định chính sách và quy trình ấn định hạn mức tín dụng, mức lãi suất tín dụng, mức phí và các điều kiện hoàn trả nợ vay.
Quy định giới hạn tín dụng tối đa, nghĩa là quy định tỷ lệ “tổng dư nợ/ tổng tài sản” được phép tối đa.
Xây dựng hệ thống phương án ưu tiên trong việc phát hiện, phân tích và xử lý các khoản tín dụng có vấn đề.
Thứ tư, căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng
Nguyên tắc thứ 1: Chiến lược quản trị RRTD phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng.
Nguyên tắc thứ 2: Tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra.
Nguyên tắc thứ 3: Ngân hàng cần có một bộ phận quản trị RRTD riêng hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng, hay nói cách khác là bảo đảm sự độc lập của nhà quản trị rủi ro trong việc nhìn nhận ra các rủi ro riêng của từng bộ phận kinh doanh cũng như toàn cảnh rủi ro của ngân hàng.
Nguyên tắc thư 4: Thực hiện nguyên tắc “hai tay, bốn mắt” trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Nguyên tắc thứ 5: Thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm.
Nguyên tắc thứ 6: Quản lý RRTD được tiến hành đối với toàn bộ danh mục cho vay cũng như đối với mỗi khoản cho vay đơn lẻ.
Nguyên tắc thư 7: Quản lý RRTD cần đồng thời thực hiện với các công việc như xác định, định lượng, giám sát và quản trị rủi ro cũng như thực hiện dự phòng rủi ro để bù đắp khi có tổn thất xẩy ra.
Nguyên tắc thứ 9: Nguyên tắc cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu về. Chi phí cho công tác quản trị rủi ro tín dụng phải thấp hơn thu nhập mang lại từ hoạt động đó.