Hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 30 - 32)

6. Bố cục đề tài

1.2.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng

1.2.5.1. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế

- RRTD có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính quốc gia: NHTM

là một bộ phận, có thể nói là một bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia, có chức năng không chỉ kinh doanh tiền tệ mà còn đảm bảo sự

21 lưu thông bình thường của dòng tiền tệ phục vụ quán trình tái sản xuất xã hội trôi chảy. Nếu một NHTM lớn gặp rủi ro, dẫn đến mất khả năng thanh khoản, thì tình trạng đó của ngân hàng có thể tác động xấu không chỉ đối với bản thân ngân hàng mà còn đến với cả khách hàng của ngân hàng và các ngân hàng khác, tạo ra phản ứng tiêu cực dây truyền cho nền kinh tế. Chính vì thế, ngân hàng trung ương của tất cả các nước đều có chính sách buộc các NHTM phải đảm bảo an toàn ở mức độ nhất định nhằm giảm tác động tiêu cực của rủi ro từ một ngân hàng tới nền kinh tế.

- RRTD có thể gây hậu quả tiêu cực tới đời sống xã hội: RRTD có thể gây

ra hậu quả tiêu cực tới một đối tượng trong xã hội, thậm chí khởi đầu cho chu kỳ lạm phát mới, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp, gây tâm lý hoang mang, tạo môi trường cho các tệ nạn xã hội phát triển. RRTD làm giảm lòng tin của quần chúng vào sự lành mạnh và vững chức của hệ thống tài chính quốc gia, vào chính sách tiền tệ của nhà nước, dẫn đến khuynh hướng tiêu dùng và tích lũy cho đầu tư không hiệu quả.

1.2.5.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại

- RRTD làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Những khoản tín dụng gặp

rủi ro sẽ gây cho NHTM những thiệt hại rất lớn về mặt tài chính. Bởi vì rủi ro không chỉ làm cho NHTM không có lãi, mà còn làm cho ngân hàng mất một khoản vốn rất lớn, rất khó khăn để bù đắp lại. Thậm chí, phần vốn rủi ro không sinh lợi cũng làm cho ngân hàng thua lỗ phần lãi huy động, lỗ chi phí huy động, hậu quả là làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Khi ngân hàng lâm vào tình thế mất vốn, RRTD có thể làm NHTM phá sản.

- RRTD làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: RRTD đã khiến

cho việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay bị thất thoát, chậm thu hồi đều ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, thông qua đó làm giảm mức tín nhiệm của NHTM.

- RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng: RRTD làm giảm uy tín của ngân

hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. NHTM gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này làm cho uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Đây là một vấn đề rất tệ hại, khách hàng mất lòng tin ở ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Tình thế này vừa gây khó khăn cho việc huy động vốn của

22 ngân hàng, vừa làm giảm quy mô hoạt động của ngân hàng. NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các ngân hàng bạn, ngân hàng nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết. Ngoài ra, ngân hàng không có uy tín sẽ khó có thể có quan hệ đại lý tin cậy làm cầu nối trong thanh toán quốc tế, do đó khó phát triển các dịch vụ của ngân hàng.

- RRTD là nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng: Ngân hàng gặp RRTD đã

làm giảm sút lòng tin của khách hàng giao dịch, đặc biệt lòng tin của dân chúng. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một số ngân hàng khác. Trong trường hợp nghiêm trọng khi có quá nhiều người đến rút tiền tại cùng một thời điểm thì ngân hàng sẽ không đủ tiền mặt để thanh toán, làm cho khách hàng tin rằng ngân hàng có nguy cơ phá sản và sẽ đổ xô đến rút tiền, kết cục làm ngân hàng phá sản thực sự.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)