Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 82 - 84)

6. Bố cục đề tài

2.2.3.Tình hình nợ xấu

* Nợ xấu theo nhóm nợ

Theo quy định hiện hành “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước”. Nợ xấu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Tình hình nợ xấu của Chi nhánh được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.10. Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ của NHCT Sông Công

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nợ quá hạn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Dư nợ nhóm 3 100 0,83 3.670 18,89 73.783 74,91 Dư nợ nhóm 4 3.974 33,21 4.881 25,11 9.644 9,8 Dư nợ nhóm 5 7.889 65,96 10.887 56 15.061 15,29 Cộng 11.963 19.438 98.488 Tổng dư nợ 1.534.212 1.586.165 1.816.228 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.77 1,22 5,42

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công)

Qua Bảng 2.10 ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh từ năm 2017 là 11.963 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,77%, Năm 2018 tăng 19.438 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu 1,22%, Năm 2019 tăng lên 98.488 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 5,42%. Đây là tỷ lệ nợ xấu cao vượt ngưỡng an toàn của ngân hàng.

Năm 2017, Nợ nhóm 3 là 100 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,83%; năm 2018 tăng lên 3.670 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 18,89%, Đến năm 2019 tăng lên là 73.783 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 74,91%. Nhóm nợ 3 tăng lên thể hiện khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính mất khả năng thanh toán, chuyển nhóm nợ cao hơn.

73 Nguyên nhân: Do khách hàng HTX Công nghiệp Vận tải Chiến Công bị dừng khai thác gặp khó khăn, kéo theo nhóm khách hàng liên quan chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa cho HTX Chiến Công bị ảnh hưởng không có nguồn thu, tài sản thế chấp là xe do Trung Quốc sản xuất nên bán giá trị thấp, nên nợ xấu bắt đầu gia tăng.

Bảng 2.11. Tình hình nợ xấu theo thời hạn của NHCT Sông Công

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nợ xấu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 7.695 64,33 1.982 10,19 14.230 14,44 Trung hạn 2.500 20,89 2.235 11,49 20.195 20,52 Dài hạn 1.768 14,78 15.221 78,32 64.063 65,04 Cộng 11.963 19.438 98.488 Tổng dư nợ 1.534.212 1.586.165 1.816.288 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,77 1,22 5,42

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công)

Qua Bảng 2.11 ta thấy, nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 là 7.695 triệu đồng, chiếm 64,33%, đến năm 2018 là 1,982 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 10,19%. Năm 2019, nợ xấu ngắn hạn tăng là 14.230 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 14,44%. Nợ xấu dài hạn năm 2017 là 1.768 triệu đồng chiếm tỷ lệ 14,78%, đến năm 2018 là 15.221 triệu đồng chiếm tỷ lệ 78,32%, đến năm 2019 là 64.063 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 65,04%. Số liệu phân tích cho thấy, Chi nhánh có nợ xấu tập trung vào một số khách hàng lớn với các dự án dài hạn.

Qua đây cho ta thấy, NHCT Sông Công đang bị mất cân đối cơ cấu nguồn vốn, dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng dần năm 2017 là 11.963 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,77%. Năm 2018 tăng lên còn 19.438 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 1,22%. Năm 2019 là 98.488 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 5,42%. Điều này cho thấy Ngân hàng chưa làm tốt công tác thẩm định dự án đầu tư của khách hàng, thể hiện cán bộ thiếu kinh nghiệm trong phân tích dự án, dự báo chính sách dài hạn của Chính phủ, dẫn đến rủi ro từ chính sách. Tỷ lệ nợ xấu 5,42% vượt ngưỡng an toàn theo quy định của NHNN.

74

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 82 - 84)