6. Bố cục đề tài
2.4.1. Các nhân tố khách quan
Do sự can thiệp của Chính phủ, chính sách Nhà nước
Chính sách tiền tệ liên tục thay đổi (lúc thắt chặt, khi lại nới lỏng) trong những năm qua làm cho các ngân hàng và doanh nghiệp đã trải qua nhiều sóng gió.
Về lãi suất, tuy đến nay duy trì ở mức thấp nhưng hệ luỵ của cuộc đua lãi suất những năm trước để lại hậu quả là khách hàng phải trả giá quá cao. Đây cũng là nguyên nhân làm nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng tăng đột biến.
Việc tăng dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, tái cấp vốn và chiết khấu của NHNN nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát đã khiến cho dòng vốn lưu thông bị chặn lại. Hệ quả là doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, tồn kho lớn cộng với suy thoái kinh tế dẫn đến cầu giảm làm cho nợ quá hạn tăng cao.
Trước tình hình chung đó, NHCT Sông Công trong năm qua cũng không ngừng đẩy lãi suất huy động lên cao, đồng thời hạn chế cho vay ra. Điều này ảnh
89 hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như những rủi ro quá hạn tăng cao.
Rủi ro chính sách còn thể hiện ở chỗ chính sách nhà nước đột ngột thay đổi làm phá sản phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
- Do môi trường pháp lý Việt Nam
Môi trường và hành lang pháp lý thay đổi nhanh để phù hợp dần với các thông lệ chung cũng là nguyên nhân làm cho nhiều doanh nghiệp không thể hoạch định được một chính sách đầu tư và kinh doanh dài hạn có hiệu quả.
Bên cạnh đó việc Nhà nước, chính quyền sở tại đột ngột không gia hạn giấy phép khai thác tài nguyên khiến cho doanh nghiệp không kịp đổi hướng kinh doanh gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng.
- Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém.
Quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Với năng lực tài chính như vậy nên để hoạt động được thì họ phải dựa vào số vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh không đáng kể. Cho nên mọi thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tác động ngay tới ngân hàng, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn.
- Do năng lực quản lý điều hành kinh doanh yếu kém
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ kém về năng lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh và thiếu một chiến lược hoạt động lâu dài đã dễ dàng sụp đổ khi thị trường biến động. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các khoản nợ nhóm 2 trở lên.
Bên cạnh đó, qua các báo cáo nợ quá hạn của bộ phận quản lý nợ tại NHCT Sông Công thì đa phần các khách hàng hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ, nhưng sau khi đầu tư phát triển lớn mạnh với nhiều dự án kinh doanh lớn thì khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trưởng và đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản chi phí, thiệt hại, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Do sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ.
Qua công tác kiểm tra sau cho vay, không ít khách hàng đã sử dụng vốn vay vào mục đích khác như là: mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân…
90 hoặc đã sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn mà không nghĩ đến dòng tiền khi nợ đến hạn. Khi cán bộ ngân hàng yêu cầu thu nợ trước hạn vì vi phạm hợp đồng tín dụng thì khách hàng không có nguồn trả dẫn đến RRTD.