6. Bố cục đề tài
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Sông Công
2.1.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Bảng 2.1. Tổng nguồn vốn huy động của NHCT Sông Công
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng nguồn vốn huy động 2.765.177 2.966.348 3.475.495 201.171 7,27 509.147 17,16 1. Ngắn hạn 2.081.907 2.232.874 2.630.145 150.967 7,25 397.271 17,79 2. Trung - Dài hạn 683.270 733.474 845.350 50.204 7,34 111.876 15,25
(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công 2019)
Với chiến lược “đi vay để cho vay”, NHCT Việt Nam chi nhánh Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn, coi huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển trong điều kiện có tính cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, lãi suất đòn bẩy phù hợp, làm tốt việc quảng bá, tiếp thị kết hợp với việc nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt, chi nhánh còn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giao dịch, đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch của nhân viên. Cụ thể, kết quả đạt được như sau:
Tính đến 31/12/2019, thị phần nguồn vốn chiếm tỷ lệ: 15,36% tổng huy động các Ngân hàng và TCTD trên địa bàn TP Sông Công. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng dần qua các năm. Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động tiền gửi năm 2017 là 2.765.177 triệu đồng, năm 2018 là 2.966.348 triệu đồng và năm 2019 là 3.475.495 triệu đồng. Trong điều kiện công tác huy động vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, thì đây là một cố gắng lớn của Chi nhánh để đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn vốn và đáp ứng nhu cầu thanh toán đối với các thành phần kinh tế.
62 Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: tăng mạnh ở các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, đây là tín hiệu không tốt - bởi sự gia tăng của nguồn vốn này không tốt cho tài trợ trung và dài hạn, không chủ động trong thanh khoản vì nguồn vốn huy động ngắn có tính chất không ổn định. Đây là do sự tác động của yếu tố bất ổn nền kinh tế, sự thiếu lòng tin và tư tưởng chạy đua lãi suất …
2.1.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh bao gồm tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiền gửi khác. Trong đó, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu với tỷ lệ từ 70% - 80% tổng nguồn vốn huy động, tiếp đến là tiền gửi các tổ chức tín dụng và sau cùng là tiền gửi khác.
Trong cơ cấu huy động vốn, tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn trên 80%. Năm 2017, tiền gửi dân cư là 2.212.141 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 79,99% tổng tiền gửi; năm 2018, tiền gửi dân cư là 2.224.761 đồng, chiếm tỷ lệ 75% tổng tiền gửi; năm 2019, tiền gửi dân cư là 2.954.170 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 84,99% tổng tiền gửi. Điều này cho thấy, cấu trúc huy động còn chưa cân đối. Chi nhánh đã thực hiện khâu đột phá trong năm về tín dụng, đó là mở rộng thị trường, thị phần vào lĩnh vực khách hàng bán lẻ. Đây là thị trường ổn định lâu dài. Tuy xuất đầu tư nhỏ lẻ nhưng an toàn, hệ số rủi ro thấp.
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCT Sông Công
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng nguồn vốn huy động 2.765.177 2.966.348 3.475.495 201.171 7,27 509.147 17,16 1. Tiền gửi dân cư 2.212.141 2.224.761 2.954.170 12.620 0,57 729.409 32,78 2. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 96.781 177.980 86.887 81.199 83,89 (91.093) (51,18) 3. Tiền gửi khác 456.255 563.607 434.438 107.352 23,52 (129.169) (22,91)
(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công)
63 Như vậy, tiền gửi của dân cư tại NHCT Sông Công trong giai đoạn 2017 - 2019 có sự tăng trưởng rất mạnh, luôn chiếm tỷ trọng cao. Nhưng là nguồn vốn có chi phí rất cao sẽ làm giảm thu nhập của Chi nhánh.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức chiếm tỷ trọng dưới 20% tổng nguồn vốn huy động, tuy có tăng về giá trị nhưng lại giảm về tỷ trọng qua các năm. Cụ thể, năm 2017, từ 96.781 tỷ đồng (tương ứng với 3,49% tổng tiền gửi) tăng lên 177.980 triệu đồng năm 2018 (tương ứng với 5,99% tổng tiền gửi), đến năm 2019 loại tiền gửi này có sự giảm xuống 86.887 triệu đồng (tương ứng với 2,49%).
Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu ở nội tệ, tuy nhiên do bất ổn kinh tế vĩ mô nên tốc độ không cao. Nhìn chung, Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa để giữ vững và tiếp tục tăng trưởng nguồn tiền gửi này trong tương lai vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Sông Công giai đoạn 2017 - 2019
Năm 2019, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp với việc phục hồi chậm và không đồng đều ở hầu hết các nền kinh tế lớn, kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tích cực với việc các chính sách vĩ mô được điều chỉnh linh hoạt, hợp lý với từng thời điểm giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 ước đạt 7,02%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua, vượt mức kế hoạch đặt ra, với tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. CPI năm 2019 tăng 2,79% so với cuối năm 2018, đánh dấu thời kỳ ổn định lạm phát dài nhất trong một thập kỷ qua, tăng trưởng tín dụng toàn hàng 13,87%.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Sông Công
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 2017 Chênh lệch 2018 Chênh lệch 2019 Số tiền % Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng thu nhập 326.703 100 286.400 100 340.447 100 Tín dụng 287.956 88,14 250.600 87,5 294.384 86,46 Ngoài tín dụng 38.747 11,86 35.800 12,5 46.063 13,54 Tổng chi phí 281.094 86,03 261.090 91,16 375.988 110,4 Lợi nhuận trước thuế 45.609 13,97 25.310 8,84 -35.541 -10,4
(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công)
64 Qua bảng thống kê 2.3 trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của Chi nhánh giảm dần theo các năm, nhưng dựa chủ yếu là từ tín dụng (chiếm đến 87%), điều này cho thấy nếu tình hình thị trường tín dụng không tốt sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Năm 2017, tổng doanh thu: 326.703 đồng, chi phí là: 281.094 triệu đồng, tương đương 86,03%, chênh lệch thu - chi, lợi nhuận trước thuế đạt: 45.609 triệu đồng. Trong năm 2018, tổng doanh thu của chi nhánh đạt: 286.400 triệu đồng, giảm so với năm 2017, tổng chi phí: 261.090 triệu đồng, tương đương 91,16%, chênh lệch thu - chi, lợi nhuận trước thuế đạt: 25.310 triệu đồng. Đến năm 2019, tổng doanh thu đạt: 340.477 triệu đồng, chi phí lại tăng lên: 375.988 triệu đồng, lợi nhuận bị âm: 35.541 triệu đồng.
Nguyên nhân của việc âm lợi nhuận là do chi phí hoạt động tăng, lãi suất đầu ra giảm, do Chi nhánh hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro cho một số khoản vay chuyển sang nợ xấu, dẫn tới chi phí tăng cao. Nhìn vào những so sánh lợi nhuận qua các năm, ta thấy nợ quá hạn tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm ra lợi nhuận của ngân hàng. Điều này càng phản ánh công tác Quản trị rủi ro tín dụng vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tóm lại, lợi nhuận của Chi nhánh, thu nhập chính vẫn là thu từ nghiệp vụ tín dụng. Đây cũng là một thực tế chung của các NHTM Việt Nam. Thiết nghĩ trong thời gian tới cần phát triển các dịch vụ và tạo ra nguồn thu từ dịch vụ năm sau cao hơn năm trước và cần phải chiếm tỷ trọng đáng kể từ 20% - 30% trong lợi nhuận của ngân hàng. Đây là nguồn thu còn nhiều tiềm năng mà chi phí bỏ ra và độ rủi ro lại thấp hơn với hoạt động tín dụng truyền thống. Đây chính là nguồn thu mà các NHTM hiện đại phải khai thác có hiệu quả.