6. Bố cục đề tài
3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Chi nhánh Sông Công đến năm 2025
Nằm trong mục tiêu chung của Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công nói riêng đang đứng trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO, khi có sự tham gia của các nhà kinh doanh ngân hàng nước ngoài khác. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của hệ thống NHCT nói chung và Chi nhánh nói riêng còn chưa cao so với các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là về trình độ, năng lực của nguồn nhân lực. Vì vậy, yêu cầu rất quan trọng, rất bức thiết đối với Chi nhánh là phải đầu tư hoạt động đi vào chiều sâu, đổi mới hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn. Trên cơ sở xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công xây dựng mục tiêu cụ thể phù hợp với đặc thù của Chi nhánh theo định hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Cụ thể:
- Tiếp tục chỉ đạo làm chuyển biến nhận thức trong điều hành tín dụng, coi chất lượng tín dụng là sự tồn tại của Chi nhánh. Người lãnh đạo chi nhánh xác định chất lượng tín dụng là biểu hiện năng lực điều hành.
- Hướng đầu tư vốn và mở rộng tín dụng chủ yếu là các dự án có hiệu quả, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh. Tiếp cận các dự án đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp Điềm Thụy, khu công nghiệp Sông Công 2 để thu hút nguồn vốn giá rẻ, bán các sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp để tăng thu nhập.
- Tiếp tục mở rộng thị phần đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là nhân tố rất quan trọng nhằm cạnh tranh và phát triển trong tương lai và cần có phương pháp tiếp cận, có chính sách khách hàng phù hợp để tăng trưởng tín dụng và huy động nguồn vốn với những loại hình doanh nghiệp này.
- Chấp hành đúng nguyên tắc“Tăng trưởng dư nợ phải trên cơ sở nguồn
107 tái thẩm định, thẩm định dự án, tăng cường công tác quản lý tín dụng, chấm dứt tình trạng gia hạn, định kỳ hạn nợ tùy tiện, không chuyển nhóm nợ kịp thời nhằm che dấu thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu. Có biện pháp kiểm tra thường xuyên việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện giao chỉ tiêu đến từng cán bộ tín dụng, từng địa bàn số phải thu hồi nợ sau khi đã xử lý rủi ro và nợ tồn đọng.
- Tiếp tục thực hiện tốt các dịch vụ Ngân hàng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng kể cả khách hàng tiền gửi, khách hàng vay vốn và khách hàng kiều hối…
- Hàng tháng, hàng quý, Chi nhánh tổ chức định kỳ phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phân tích tài chính tìm những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính, hiệu quả kinh doanh để có biện pháp, giải pháp điều chỉnh kịp thời, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí, có biện pháp điều hành lãi suất đảm bảo chênh lệch đầu vào và đầu ra, đảm bảo có đủ chi phí hợp lý theo chế độ, chi phí trích lập rủi ro và lợi nhuận theo kế hoạch được giao.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát để phòng ngừa, phát hiện sai sót trong mọi mặt hoạt động, có biện pháp kịp thời khắc phục sai sót, có biện pháp và chế tài trong xử lý các tồn tại sai phạm cố ý khi thanh tra kiểm soát phát hiện, chấm dứt tình trạng lặp đi lặp lại sai sót hoặc không sửa chữa sau kiểm tra.
- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý điều hành, bảo đảm đúng pháp luật, đúng điều lệ, quy chế, quy trình, đúng chức năng nhiệm vụ và phân cấp ủy quyền hợp lý để chủ động trong quản lý điều hành kinh doanh thông suốt theo hướng ngân hàng hiện đại.
- Thực hiện và tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam tổ chức nhằm kịp thời bổ sung và cập nhật kiến thức, cập nhật các văn bản để nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ, nâng cao văn hóa giao dịch và đạo đức nghề nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, tiếp tục quán triệt Luật Chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm xây dựng người cán bộ Ngân hàng “vừa hồng vừa chuyên”.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh hàng năm, không ngừng quảng bá và nâng cao thương hiệu, xây dựng văn hóa của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam “Nâng giá trị cuộc sống”. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục truyền thống Ngân hàng
108 Công Thương Việt Nam, xây dựng lòng yêu ngành, yêu nghề của mọi viên chức NHCT Việt Nam, thấm nhuần văn hóa giao dịch, vững bước trước mọi thử thách, tận tụy với chức trách nhiệm vụ được giao.