Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 108 - 111)

6. Bố cục đề tài

2.6.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện các dự án của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn yếu kém, gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định và đánh giá khách hàng. Một số dự án được lập thiếu căn cứ khoa học, thiếu tính khả thi và các số liệu chưa trung thực, bởi một số doanh nghiệp chỉ coi dự án là điều kiện mang tính thủ tục nên không chú trọng vào khâu lập dự án, đầu tư dàn trải. Từ đó, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định mức cho vay hợp lý để phòng ngừa được rủi ro tín dụng xảy ra.

- Năng lực điều hành và quản lý của các chủ đầu tư, các hộ gia đình còn hạn chế, yếu kém, nguồn vốn sử dụng không hiệu quả. Điều đó làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao. Sản xuất chăn nuôi trên địa bàn nông thôn còn nhiều món vay nhỏ, lẻ, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp. Giá cả một số hàng hoá, nguyên liệu, lãi suất,… tăng làm cho chi phí đầu vào tăng, dẫn đến doanh nghiệp, hộ sản suất và kinh doanh gặp khó khăn.

Nếu đứng trên góc độ tư cách đạo đức của người đi vay (khách hàng) thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng có thể chia làm hai trường hợp lớn. Khách hàng cố ý không trả nợ (khách hàng gian lận) hoặc khách hàng không trả được nợ. Ở đây tác giả chỉ tiến hành điều tra các khách hàng là các đối tượng không trả được nợ.

99 Sau khi tiến hành điều tra khảo sát 210 khách hàng đang giao dịch tại NHCT Sông Công thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.23. Qua đó, chi nhánh đã xác định các nguyên nhân cụ thể là:

- Một là, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh

doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn) chiếm số lượng lớn 37 khách hàng, trong đó: tỷ lệ khách hàng sử dụng sai mục đích chiếm nhiều nhất ở các Công ty TNHH 20 người (chiếm 20% trong tổng số khách hàng được điều tra); đứng thứ hai là khách hàng hộ cá thể với tỷ lệ 16,92% trong tổng số khách hàng được điều tra và thấp nhất là số khách hàng thuộc các công ty cổ phần với tỷ lệ 13,33%. Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/ khoản vay có các đặc điểm như sau: (i) Cho vay nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng. (ii) Cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực xây dựng, san lấp mặt bằng, kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản, kinh doanh vận tải), sử dụng nguồn thu dự kiến của dự án, phương án này làm nguồn trả nợ cho dự án, phương án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức. (iii) Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng. (iv) Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với thời gian trích khấu hao, dẫn đến khách hàng bị buộc phải sử dụng nguồn ngắn hạn lưu động để trả nợ trung dài hạn. (v) Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị. (vi) Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

100

Bảng 2.22. Đánh giá rủi ro tín dụng từ phía khách hàng

Đơn vị: khách hàng STT Chỉ tiêu Tổng số Công ty TNHH Công ty cổ phần Hộ Cá thể Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số khách hàng

được điều tra 210 100 100 45 100 65 100

1 Cố ý không trả nợ 0 0 0 0 0 0 0 2 Do không trả được nợ: - Do sử dụng vốn sai mục đích 37 20 20 6 13.33 11 16.92 - Do kinh doanh thua lỗ 14 4 4 3 6.67 7 10.77 - Do năng lực quản lý kém 8 3 3 2 4.44 3 4.62 (Nguồn: Phòng QLRR CVĐ)

- Hai là, khách hàng kinh doanh thua lỗ, thường xảy ra ở các khoản vay

có đặc điểm: (i) Đầu tư công nghệ với thời gian dài hơn vòng đời thực tế, có trường hợp thời gian cho vay 8 năm trong khi sản phẩm có vòng đời thực tế là dưới 5 năm. (ii) Đầu tư sản xuất vật liệu mới nhưng chưa có chứng nhận kiểm định được lưu hành, không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có… (iii) Thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm/chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng. Số lượng khách hàng chiếm tỷ lệ nhiều nhất do nguyên nhân thua lỗ phải kể đến các khách hàng là hộ tư nhân với 7 khách hàng (chiếm tỷ lệ 10,77% trong số 65 được điều tra), đối với các khách hàng là Công ty TNHH và Công ty cổ phần thì tỷ lệ này có ít hơn, với Công ty TNHH số khách hàng là 4 người (chiếm 4% trong tổng số khách hàng được điều tra) và Công ty cổ phần là 6/45 người (chiếm tỷ lệ 6,67% trong tổng số khách hàng được điều tra).

101

- Ba là, do năng lực quản lý còn hạn chế: Tại NHCT Sông Công, không

chỉ khi khách hàng có ý không tốt mới gặp rủi ro mà ngay cả khi khách hàng đi vay có đủ tư cách, không có ý gian lận, chi nhánh vẫn gặp rủi ro tín dụng. Có những trường hợp là khi khách hàng có trình độ kém, năng lực quản lý yếu, không có đầu óc kinh doanh nên không thể đưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả, không thể đưa doanh nghiệp của mình thắng trong cạnh tranh nên việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn. Ngoài ra, có những doanh nghiệp bị lừa đảo trong kinh doanh hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro dẫn đến NHCT Sông Công cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan như thiên tai, trộm cắp cũng đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHCT Sông Công. Qua điều tra 8 khách hàng ở bảng 2.23 có thể thấy tỷ lệ rủi ro tín dụng do năng lực quản lý kém chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở đối tượng là hộ tư nhân (chiếm tỷ lệ 4,62% trong tổng số khách hàng được điều tra), tỷ lệ thấp dần đối với khách hàng là các công ty cổ phần với tỷ lệ 4,44% trong tổng số khách hàng được điều tra và cuối cùng là các Công ty TNHH chiếm tỷ lệ 3% trong tổng số khách hàng được điều tra.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)