Những tồn tại trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 103 - 105)

6. Bố cục đề tài

2.5.2.Những tồn tại trong hoạt động tín dụng

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh còn những hạn chế sau:

* Thứ nhất:

Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên không đồng đều và số lượng cán bộ không đủ, trong đó số lượng khách hàng lớn nên đã xảy ra hiện tượng chồng chéo trong công việc. Điều này dẫn đến những sai sót trong quá trình phân tích khách hàng. Chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng còn chưa cao. Công việc điều tra, thu thập thông tin còn khó khăn. Chưa thực sự hiểu rõ khách hàng, chưa nắm bắt xu hướng và những biến động của ngành nghề kinh doanh và của nền kinh tế làm cho hiệu quả của việc xử lý thông tin chưa cao, còn mang tính chủ quan.

- Chưa có bộ phận phụ trách rủi ro chuyên biệt để phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành kinh tế, khu vực và xử lý các khoản vay có vấn đề. Thời gian đi cơ sở để kiểm tra hoạt động tín dụng đối với các đơn vị, phòng giao dịch chưa nhiều, công tác tập huấn nghiệp vụ còn hạn chế. Cán bộ thực hiện quy trình nghiệp vụ còn yếu trong công tác thẩm định cho vay.

* Thứ hai:

- Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC) hầu như mới chỉ cung cấp được các số liệu về tình hình tài chính của các doanh nghiệp, chưa có thông tin phi tài chính của doanh nghiệp. Thông tin của ngân hàng nhiều khi phải lấy từ những nguồn không chính thống.

- Hệ thống phân loại và xếp hạng tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng, chỉ phân loại khách hàng ra: khách hàng loại A, B, C. Việc đánh giá khách hàng chủ yếu dựa trên phương pháp tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến việc xác định vòng đời của dự án, tình hình biến động của thị trường, khả năng thu hồi vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ.…Điều này đã ảnh hưởng đến việc xác định thời hạn vay vốn cũng như thời gian thu hồi vốn vay không phù hợp.

- Mất cân đối giữa kỳ huy động và kỳ cho vay, sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ vốn dài hạn. Doanh thu, lợi nhuận phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng.

94 - Chi nhánh chưa tạo ra các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Danh mục cho vay của ngân hàng chưa đa dạng. Việc quản trị danh mục cho vay chưa đa dạng hóa nhằm phân tán rủi ro, đồng thời, cũng cần chỉ ra được tỷ suất sinh lời chấp nhận được thì tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành, vùng, quy mô, để rủi ro là thấp nhất.

* Thứ ba:

Cơ cấu tổ chức QTRR tín dụng chưa hoàn thiện. Chưa có sự phân tách giữa các bộ phận: bộ phận kinh doanh, bộ phận QTRR và bộ phận tác nghiệp. Với mô hình như hiện nay, việc cán bộ QHKH vừa là người tìm kiếm, vừa là người tiếp xúc khách hàng, phân tích khách hàng, giám sát và kiểm tra khách hàng sau khi cấp tín dụng, thường thiếu khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng.

Sự phối hợp giữa các phòng QHKH với phòng QLRR& NCVĐ và phòng kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ trong việc phân tích tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng cũng như xu thế thị trường và những rủi ro tiềm ẩn (Phòng QHKH chưa cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về khách hàng, Phòng QLRR&NCVĐ không trực tiếp phỏng vấn khách hàng, Phòng kiểm soát nội bộ còn cả nể chưa đưa ra các đánh giá quyết liệt cần thiết để chấn chỉnh…)

- Việc xử lý nợ xấu chưa hiệu quả: Ngân hàng đã đưa ra một số biện pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng như việc rao bán các khoản nợ xấu và nhất là các khoản nợ xấu của các KHDN mà ngân hàng đang áp dụng hiện nay, có thể nói là không hiệu quả. Việc xử lý tài sản đảm bảo còn chậm, chưa kết hợp làm việc với cơ quan chức năng để thu hồi nợ được nhanh chóng. Đặc biệt, trong trường hợp khách hàng không có thiện chí giao tài sản, không kí vào biên bản bán tài sản.

- Các lĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ lớn như khai thác, chế biến khoáng sản, kinh doanh vận tải hàng hóa, xây dựng công nghiệp ở NHCT Sông Công có phát sinh nợ quá hạn khá cao và tài sản bảo đảm khó có thể trở thành nguồn thu nợ hữu hiệu trong thời gian khó khăn này do tài sản lớn chủ yếu là mỏ khai thác nên nhu cầu ít, khó bán, giá giảm mạnh so với giá trị định giá khi cho vay.

* Thứ tư:

Công tác giám sát sau giải ngân chưa hiệu quả: Việc kiểm tra sau cho vay của NHTM Cổ phần Công thương Chi nhánh Sông Công có được thực hiện nhưng còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù Ngân hàng đã thực hiện khâu

95 thẩm định và phân tích tín dụng trước khi cho vay tương đối kỹ. Đó là một sai lầm vì Ngân hàng sẽ bắt đầu gặp rủi ro khi khoản vay đã được giải ngân và quyền sử dụng sử dụng đã chuyển sang phía khách hàng. Việc giám sát chỉ dừng lại ở việc kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng và đôi khi chỉ mang tính hình thức. Do vậy không phát hiện kịp thời dấu hiệu rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 103 - 105)