Bài học đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 60)

6. Bố cục đề tài

1.5.2.Bài học đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh

Sông Công

Quản lý rủi ro nói chung, quản lý rủi ro tín dụng nói riêng ngày càng trở lên cần thiết đối với các NHCT Sông Công trong quá trình hội nhập và phát triển. Quản lý rủi ro không chỉ là vấn đề quản lý nợ xấu mà nó còn bao hàm nhiều vấn đề như việc phòng ngừa, kiểm soát rủi ro… Quản lý rủi ro cũng không chỉ là trách nhiệm của một ngân hàng mà phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức, của các cấp từ Trung ương tới địa phương. Thông qua kinh nghiệm của Ngân hàng BIDV, ANZ, VIETCOMBANK có thể rút ra bài học cho NHCT Sông Công như sau:

Thứ nhất là, Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp;

Muốn thành công trong công tác quản lý rủi ro tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu đó chính là yếu tố con người. Chính vì vậy, ngân hàng cần chú trọng hơn công tác tuyển lựa và đào tạo nhân viên, quy hoạch nhân sự. Đào tạo

51 các cán bộ có năng lực chuyên sâu, đặc biệt trong là về công tác thẩm định tín dụng, phân tích theo ngành nghề, quy mô, nguồn nhân lực, đánh giá tác động môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, chính trị. Song song với đó, định hướng cho nhân viên luôn có ý thức rèn luyện, giữ đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt văn hóa của Ngân hàng Vietinbank.

Thứ hai, phân quyền phán quyết tín dụng:

Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ bảo đảm tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời.

Thứ ba, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả:

Đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các ngân hàng cần hỗ trợ, chia sẻ thông tin với nhau, thực hiện các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế để xây dựng kho dữ liệu phân tích tín dụng chung.

Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn ngân hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư, không ngừng hoàn thiện những công cụ phân tích rủi ro tín dụng.

Đồng thời, ngân hàng cũng cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống phân tích rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng, đặc biệt là đối với tài sản bảo đảm.

Thứ tư, Xây dựng hệ thống văn bản, quy định về rủi ro tín dụng:

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống các văn bản quy định về quản lý rủi ro tín dụng, thẩm định cho vay,… một cách có hệ thống. Tạo ra sự thống nhất trong toàn hệ thống và tạo chuẩn mực trong việc quản lý rủi ro tín dụng.

Thứ năm, Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng:

Thông qua việc tiếp xúc và trao đổi với khách hàng, cán bộ tín dụng có thể phát hiện những biểu hiện của khách hàng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là một công việc yêu cầu những cán bộ tín dụng nhiều kinh nghiệm, nắm bắt được tâm lý của người đang giao tiếp.

52

Thứ sáu, Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng:

Việc sử dụng công cụ phái sinh là một biện pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa và phân tán rủi ro. Và công cụ phái sinh còn có đặc điểm ưu việt là: giúp giảm thiểu rủi ro nhưng lại không làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản của ngân hàng; Giúp ngân hàng giữ vững mức lợi nhuận cao. Các công cụ phái sinh thường được sử dụng hiện nay trên thế giới là: kỳ hạn, tương lai, hoán đổi, quyền chọn. Trong đó để phòng ngừa rủi ro tín dụng, thì các biện pháp phổ biến là: hoán đổi lãi suất, hoán đổi rủi ro vỡ nợ, chứng khoán hoá khoản vay...

Tuy nhiên, các NHTM vẫn cần quản lý chặt chẽ các khoản vay dù đã sử dụng công cụ phái sinh để phân tán rủi ro. Tránh hiện tượng vì chạy theo lợi nhuận cao mà mở rộng cho vay ồ ạt, sẽ tiềm ẩn rủi ro đổ vỡ khôn lường.

53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tín dụng là một hoạt động rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro, nó không chỉ gây thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội. Muốn hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM cần phải xem xét cả những điều kiện khách quan và chủ quan. Vì vậy, trong chương 1, tác giả đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận của rủi ro tín dụng trong NHTM như các khái niệm, các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng để từ đó có cơ sở so sánh, phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công trong chương 2.

54

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Sông Công

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ- HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam, trên cơ sở Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng Thương nghiệp. Sau đó, Ngân hàng chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP- NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 03/07/2009.

Từ khi thành lập năm 1988 với trên 40 chi nhánh, đến 31/12/2019, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính, 155 chi nhánh, trên 958 phòng giao dịch, 02 văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng, 01 trung tâm tài trợ thương mại, 05 trung tâm quản lý tiền mặt, 03 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ thông tin, Trường đào tạo & phát triển nguồn nhân lực Vietinbank), với quy mô huy động vốn đạt trên 825.216 tỷ đồng, cho vay nền kinh tế đạt hơn

55 888.216 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6.730 tỷ đồng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công được thành lập cùng với toàn bộ hệ thống NHCT từ năm 1988, là một chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên.

Theo Quyết định số 154/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị ngày 07/06/2006, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Công trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ ngày 01/07/2006.

Năm 2009, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình Ngân hàng cổ phần, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Công chuyển thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công, sau đây gọi là Ngân hàng Công thương Sông Công (NHCT Sông Công).

Địa bàn hoạt động chính của NHCT Sông Công là thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, Tổng công ty lớn của Nhà nước như: Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên DIESEL Sông Công (thuộc Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)), Công ty Cổ phần Phụ tùng máy số 1 (thuộc Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)), Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên (thuộc Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)), Công ty cổ phần MEINFA (thuộc Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam), Công ty TNHH MTV Mani Hà Nội (Vốn Nhật Bản), Công ty TNHH MTV Sinwon Benzen Vina (Vốn Hàn Quốc), Công ty TNHH MVT Samsung Engeerning Việt Nam (Vốn Hàn Quốc), Công ty TNHH JBteel Vina (Vốn Hàn Quốc).

Các công ty, doanh nghiệp là những khách hàng có nhu cầu về xuất khẩu và nhập khẩu, tăng cường hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHCT Sông Công trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Qua hơn 31 năm hoạt động, NHCT Sông Công đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ một chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, khi mới thành lập nguồn vốn huy động chỉ có 13 tỷ đồng, tổng dư nợ 5,7 tỷ, chỉ có 344 khách hàng giao dịch trong đó có 80 khách hàng vay vốn, đến nay NHCT Sông Công đã là một chi nhánh cấp I với phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ trên địa bàn thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên, mà còn đến các huyện, xã của tỉnh Thái

56 Nguyên. Đến hết tháng 12 năm 2019, Vietinbank chi nhánh Sông Công đã phát triển đạt quy mô huy động bình quân 3.475 tỷ đồng, dư nợ bình quân 1.806 tỷ đồng, cùng khoảng 48.544 khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân có quan hệ giao dịch với Chi nhánh, trong đó có khoảng 2.387 khách hàng tiền vay. Phạm vi hoạt động không chỉ giới hạn tại thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên mà còn cung cấp dịch vụ cho các khách hàng ở thành phố Thái Nguyên.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHCT Sông Công

Từ năm 2005 đến nay, NHCT Sông Công đã thực hiện mô hình giao dịch một cửa theo chương trình INCAS. Đến năm 2009 Ngân hàng Công thương Việt Nam duy nhất đã nâng cấp chuyển đổi hệ Core Sunshine tập trung để tăng cường sức cạnh tranh và các sản phẩm phù hợp với các doanh nghiệp khối EU và Mỹ thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Bằng những nỗ lực to lớn để đảm bảo phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, tính đến năm 2019, Chi nhánh đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về cơ cấu và tổ chức với 06 phòng ban, 03 phòng giao dịch loại I và 02 phòng giao dịch loại II. Cơ cấu tổ chức của NHCT Sông Công được mô hình hóa như sau:

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của NHCT Sông Công

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công 2019)

Cụ thể, Ban Giám đốc Chi nhánh gồm một Giám đốc và ba Phó Giám đốc. Giám đốc phụ trách chung toàn chi nhánh, các Phó Giám đốc phụ trách từng mảng hoạt động cụ thể của Chi nhánh, đồng thời báo cáo lên Giám đốc đối với kết quả hoạt động chung hoặc các giao dịch vượt thẩm quyền. Phụ thuộc quản lý phía dưới là các phòng ban nghiệp vụ.

* Chức năng nhiệm vụ: BAN GIÁM ĐỐC Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Bán lẻ Phòng Tổng hợp Phòng Kế toán Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính Các Phòng giao dịch

57

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp (KHDN): là phòng trực tiếp giao dịch

với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Phòng KHDN còn có chức năng tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam. Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp. Hỗ trợ phòng Kế toán thực hiện chuyển tiền nước ngoài (nếu có). Phối hợp với phòng kiểm soát sau thuộc phòng Kế toán kiểm soát, đối chiếu các bút toán phát sinh trên các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử lý các khoản sai sót. Tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu.

- Phòng Bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Quản lý tiếp thị các sản phẩm thuộc phân khúc khách hàng bán lẻ, thực hiện thêm các nghiệp vụ tín dụng đối với phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng siêu vi mô (doanh nghiệp có doanh thu từ 20 tỉ trở xuống).

- Phòng Tổng hợp: Nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ, cơ cấu lại các khoản nợ, nợ quá hạn, nợ xấu), quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Kiểm soát, hậu kiểm chứng từ kế toán, đánh giá quản lý tiêu chuẩn ISO của chi nhánh, thực hiện công tác báo cáo thống kê, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh.

- Phòng Kế toán giao dịch: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp

58 vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam. Thực hiện tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng, quản lý và thực hiện các nghiệp vụ kế toán nội bộ.

- Phòng tiền tệ kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt, quản lý hồ sơ tài sản theo quy định của NHNN và NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam. Ứng và thu tiền ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

- Phòng Tổ chức - Hành chính: thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương và chính sách của Nhà nước và quy định

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 60)