Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 122 - 125)

6. Bố cục đề tài

3.2.2.Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

* Xây dựng các công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng

Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn. Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh ngày càng có những diễn biến thất thường hơn, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác cao hơn. Do đó, công tác thẩm định lại ngày càng quan trọng hơn trước khi quyết định cho vay. Quá trình thẩm định quyết định phần lớn thành công của việc hạn chế rủi ro tín dụng. Để thực hiện tốt quá trình chuyên môn hóa hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định, Chi nhánh nên quan tâm hàng đầu tới việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định. Việc tổ chức, quản lý điều hành hoạt động thẩm định cần chú trọng vì đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định của Chi nhánh.

Xây dựng các công cụ, hệ thống nhằm hỗ trợ hoạt động quản lý RRTD một cách chủ động, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tế, quy mô và độ phức tạp trong hoạt động tín dụng của NHCT trong từng thời kỳ.

Thành lập trung tâm lưu trữ, thu thập thông tin về khách hàng, thông tin về thị trường, thông tin dự báo định hướng các ngành nghề, thông tin về công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, dựa trên các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác, khách quan hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.

* Các công cụ, hệ thống hỗ trợ quản lý RRTD bao gồm:

a) Cấu phần nghiệp vụ tín dụng của hệ thống ngân hàng lõi (Corebanking): Corebanking đóng vai trò xương sống trong hệ thống công nghệ của NHCT, bảo đảm khả năng xử lý giao dịch với khối lượng lớn, cập nhật theo thời gian thực, (real- time), lưu trữ thông tin và hỗ trợ vấn tin, báo cáo. Các chức năng chủ yếu gồm: (i) tiếp nhận, lưu trữ thông tin từ hệ thống khởi tạo và phê duyệt tín dụng, hệ thống quản lý tài sản bảo đảm và các hệ thống khác liên quan đến

113 nghiệp vụ tín dụng của NHCT; (ii) thực hiện tạo tài khoản, giải ngân, hạch toán; (iii) hỗ trợ vấn tin khách hàng, giới hạn tín dụng, hợp đồng cấp tín dụng, tài khoản, tài sản bảo đảm...(iv) chuyển dữ liệu đến hệ thống quản lý thông tin (MIS/EDW) hỗ trợ giám sát, báo cáo tín dụng.

b) Hệ thống khởi tạo và phê duyệt tín dụng: hỗ trợ quy trình cấp tín dụng từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt tín dụng đến kiểm soát trước giải ngân. Các chức năng chủ yếu gồm: (i) giám sát quy trình cấp tín dụng theo thời gian thực (real-time); (ii) hỗ trợ phân tích và phê duyệt tín dụng tự động/bán tự động; (iii) tăng mức độ tuân thủ, khả năng kiểm soát tín dụng; (iv) tối ưu hóa quy trình tín dụng, giảm thời gian tác nghiệp.

c) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: hỗ trợ quy trình phê duyệt và giám sát tín dụng, cải thiện tính chính xác và hiệu lực của việc ra quyết định cấp tín dụng, đồng thời hỗ trợ phân loại rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng. Các chức năng chủ yếu gồm (i) chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng; (ii) tính toán điểm và hạng rủi ro khoản nợ của khách hàng và (iii) vấn tin lịch sử chấm điểm khách hàng, xem chi tiết các bản ghi.

d) Hệ thống cảnh báo sớm: hỗ trợ nhận diện sớm các khách hàng suy

giảm khả năng trả nợ từ đó kịp thời triển khai các biện pháp ứng xử phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro và tổn thất cho NHCT.

e) Hệ thống quản lý thu hồi và xử lý nợ: các chức năng chủ yếu gồm (i) chức năng nhắc nợ, nhắc việc và quản lý thông tin thu hồi nợ cơ bản xử lý nợ. Hệ thống sẽ hỗ trợ quản lý việc thu hồi/ xử lý nợ thuận tiện và đầy đủ, khắc phục những hạn chế, thiếu sót từ việc quản lý thủ công.

Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong thực tế, còn nhiều khách hàng cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, trong khi công tác thẩm định của Chi nhánh chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng là việc làm cần khắc phục.

Phân tích báo cáo tài chính là một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do thực trạng hiện nay, các báo cáo tài chính của các DN không theo chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính, thiếu nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho công tác thẩm định. Vì vậy, ngân hàng cần yêu cầu các DN nộp báo cáo tài chính có xác nhận của cơ

114 quan kiểm toán, đánh giá chất lượng tài sản - nguồn vốn của báo cáo tài chính, kiểm tra độ tin cậy và tính trung thực hợp lý của báo cáo, qua đó giúp cho chất lượng thẩm định được chính xác hơn.

Bảng 3.1. Xây dựng bộ quy tắc tuân thủ thời gian xử lý hồ sơ cho vay Đơn vị: ngày STT Danh mục Thời gian xử lý hồ sơ Thời gian thẩm định tại chi nhánh Thời gian thẩm định tại TW Kết quả Doanh nghiệp 1 Cho vay dự án lớn 5 10 3 15

2 Cho vay dự án đồng tài trợ 5 10 3 15

3 Cho vay dự án sản xuất kinh doanh 3 5 8

4 Cho vay dự án đầu tư máy móc đổi

mới công nghệ 3 5 8

5 Cho vay xuất nhập khẩu, bao thanh

toán, bảo lãnh 2 1 3

Cán nhân

1 Cho vay SXKD, Nông nghiệp

nông thôn 1 1 2

2 Cho vay thẻ tín dụng 1 0,5 1,5

3 Cho vay tiêu dùng 1 1 2

Năm 2020, Ngân hàng đã đưa vào sử dụng trung tâm dữ liệu ngành nghề, cảnh báo rủi ro, hỗ trợ công tác thẩm định, kho dữ liệu khách hàng tổng công ty và các công ty thành viên. Trung tâm công nghệ thông tin phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ xây dựng hệ thống dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp cho Chi nhánh kịp thời phát hiện ra những rủi ro tín dụng và đưa ra ứng xử hợp lý nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm, chấm điểm xếp hạng khách hàng, phân loại nhóm nợ xấu, quản lý nợ nợ xấu, xử lý nợ xấu.

Kết quả chất lượng thẩm định của Chi nhánh đã được nâng lên, thời gian tác nghiệp với các phòng ban giảm xuống, giải phóng khách hàng nhanh, uy tín

115 của ngân hàng được nâng lên, đảm bảo đầy đủ các trình tự theo đúng pháp luật, 100% các dự án lớn đều được Phòng Thẩm định dự án đầu tư và Phòng Quản lý rủi ro Trụ Sở chính thẩm định và đưa ra phán quyết cấp hạn mức tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 122 - 125)