Kiến nghị đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 131 - 138)

6. Bố cục đề tài

3.3.3.Kiến nghị đối với Chính Phủ

- Nhà nước cần chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp thua lỗ, sản phẩm tồn đọng và có nợ quá hạn Ngân hàng không có khả năng trả nợ.

- Các cơ quan chức năng cần kiểm tra và chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, chỉ cấp một bản gốc duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng tài sản thế chấp nhiều nơi để vay vốn gây thất thoát vốn của Ngân hàng.

- Chỉ đạo Bộ Tài chính tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra buộc các doanh nghiệp tiến hành hạch toán đúng theo pháp lệnh Hạch toán kế toán và Thống kê,

122 đảm bảo số liệu chính xác, trung thực và kịp thời. Nhằm giúp cho các ngân hàng có được các thông tin tài chính giúp cho việc phân tích tín dụng được chính xác.

- Luật pháp hóa các quy định về an toàn trong hoạt động Ngân hàng, thường xuyên kiểm tra, giám sát và bắt buộc các Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ các qui định của pháp luật trong hoạt động tín dụng. Cần hết sức thận trọng trong việc xét đủ điều kiện khi thành lập các ngân hàng cổ phần, nâng cao tính ổn định và vững chắc của ngân hàng hiện có.

- Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ giao cho các sở, ngành địa phương bao gồm: sở Tài chính, sở Công Thương, sở Kế hoạch đầu tư, sở Xây dựng, sở Tư pháp, sở Tài Nguyên môi trường, sở Thông tin và truyền thông, Cục thuế các tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh cùng Ngân hàng Nhà nước, Công an phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại thực hiện có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu theo các nội dung quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay đúng quy định của pháp luật.

123

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và định hướng hạn chế rủi ro tín dụng của NHCT Sông Công. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của NHCT trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tác giả còn kiến nghị với NHCT để NHCT nói chung và NHCT Sông Công nói riêng phát triển hoạt động tín dụng và có thể hạn chế tối đa những rủi ro tín dụng.

124

KẾT LUẬN

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nền kinh tế đang mở ra cơ hội đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp. NHTM với vai trò là kênh dẫn vốn cho toàn bộ nền kinh tế cũng phải không ngừng đổi mới, tự hoàn thiện để có thể chiến thắng ngay trên sân nhà.

Hiện nay, đối với các NHTM, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Do vậy, hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề được tất cả các NHTM trong nước cũng như trên thế giới quan tâm.

Là một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, cùng với sự phát triển của toàn hệ thống, NHCT Sông Công những năm gần đây đã phát triển với quy mô và tốc độ khá lớn. Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm phần lớn lợi nhuận của Chi nhánh. Bởi hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính của ngân hàng nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, cần phải được hạn chế, kiểm soát, quản lý hiệu quả. Vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì thế bộ phận quản lý tín dụng và quản trị rủi ro là hai bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Do đó, việc đảm bảo an toàn vốn vay, hạn chế rủi ro tín dụng là một yêu cầu tất yếu.

Với mong muốn góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh, xây dựng chi nhánh ngày càng phát triển, luận văn với đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công”

đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM.

- Phân tích thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng của NHCT Sông Công. Từ đó, đưa ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

- Luận văn chỉ ra định hướng, mục tiêu, phát triển và định hướng hạn chế rủi ro tín dụng của NHCT Sông Công tới năm 2025. Từ đó đề xuất với Ngân

125 hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam - Chi nhánh Sông Công nói riêng các giải pháp khả thi và các kiến nghị có thể áp dụng để góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho Chi nhánh và làm cơ sở tham khảo cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Với những nội dung chính trên, luận văn đã cơ bản hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy/ Cô và các độc giả để bổ sung cho luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể Quý Thầy/ Cô Khoa Sau đại học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy tác giả trong suốt thời gian qua và đặc biệt là Cô giáo TS. Nguyễn Thị Mai Chi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thiện luận văn này.

126

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công giai đoạn 2017 - 2019.

2. Lê Thị Huyền Diệu (2010), “Quản lý rủi ro tín dụng - Kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính

tiền tệ, số 1-2/2010.

3. Nguyễn Quang Đông (2015), Quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV- Chi nhánh Phú

Diễn. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thu Đông (2008), “Hạn chế rủi ro tại các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Thương mại, số 4/2008.

5. Fredec S, Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà

xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.

6. Nguyễn Thu Hà (2010), “Những giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số

9/2010.

7. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản,

Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội.

9. Lê Văn Hùng (2007), “Một số giải pháp quản lý và kiểm soát rủi ro trong hoạt

động tín dụng của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số 19/2007.

10. Joel Bessis (2012), “Quản trị rủi ro trong ngân hàng”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

11. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Quốc hội nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.

12. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/05/2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

13. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005- NHNN ngày 22/05/2005.

127 14. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 09/2013/TT/NHNN: Sửa đổi, bổ sung

một số điều của thông tư 02/2013/TT/NHNN. Hà Nội.

15. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 12/2013/TT/NHNN: Sửa đổi, bổ sung

một số điều của thông tư số 02/2013/TT/NHNN. Hà Nội.

16. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 21/01/2013.

17. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN: Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Hà Nội.

18. Ngân hàng Nhà nước (2014), Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/05/2014

quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

19. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 39/2016-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

20. Ngân hàng Nhà nước, CV số 5876/NHNN-TTGSNH ngày 31/07/2019 về việc

nâng cao chất lượng công tác tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm.

21. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông công (2017, 2018, 2019), Báo cáo thường niên - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh

các năm 2017, 2018, 2019.

22. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2017, 2018, 2019), Báo cáo thường

niên - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2017, 2018, 2019.

23. Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

24. Quyết định 1726/TGĐ-NHCT18 ngày 27/06/2017 quy định về công tác cho vay khách hàng.

25. Quyết định 8118/TGĐ- NHCT18 ngày 05/06/2018 quy định về thẩm định tài sản bảo đảm.

128 26. Quyết định số 808/2018/QĐ-HĐQT-NHCT9 ngày 28/12/2018. “Ban hành

quy định quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHCT Việt Nam ”.

27. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà

xuất bản Thống kê. Hà Nội.

28. Đào Thanh Tú (2014), "Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam", Tạp chí tài chính, số 6/2014.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 131 - 138)