Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 100 - 101)

6. Bố cục đề tài

2.4.2.Các nhân tố chủ quan

- Cán bộ tín dụng sai sót khi thực hiện qui trình cấp tín dụng, Công tác thu thập thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác.

- Cán bộ khách hàng thiếu năng lực thẩm định, chưa tích cực thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin và thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin nên báo cáo thẩm định khách hàng chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng.

- Về phía người xét duyệt cho vay: do khối lượng hồ sơ vay cần được xét duyệt quá nhiều nên không có nhiều thời gian đọc kỹ báo cáo thẩm định, do cảm thấy an tâm khi đọc những thông tin về tài sản đảm bảo, do quá tin tưởng vào những thông tin mà cán bộ đưa ra và sự kiểm tra của cấp dưới mà quyết định xét duyệt cho vay.

- Lệ thuộc vào tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, dần dần ngân hàng trở nên lệ thuộc quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh nên sẽ dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy sẽ dễ mắc sai lầm chủ quan như cho rằng có tài sản đảm bảo là an toàn cho khoản vay.

Việc định giá tài sản đảm bảo chưa có một bộ phận chuyên định giá tài sản trước khi cho vay để lường trước những biến động thị trường để dự báo những mức giá chính xác trong tương lai. Nên khi thị trường suy thoái làm giảm giá trị tài sản đảm bảo dẫn đến hiện tượng tài sản đảm bảo không đủ giá trị đảm bảo cho khoản vay.

Cuối cùng, cơ chế xử lý tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ vẫn rất khó khăn, thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian - nhất là thỏa thuận với khách hàng - dẫn đến tình trạng giảm giá trị tài sản hoặc tài sản thanh lý xong không đủ thu nợ.

- Thiếu kiếm tra giám sát vốn vay

Do chạy theo thành tích “chỉ tiêu dư nợ” nên cán bộ khách hàng ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới và do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng nên cán bộ QHKH chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay.

91 - Công tác kiểm tra giám sát tuân thủ tại chi nhánh chưa hiệu quả

Phòng Kiểm tra giám sát nội bộ tại NHCT Sông Công trong thời gian qua chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó, thực chất chỉ mang tính hình thức. Nhân sự kiểm tra hoạt động tín dụng của phòng Kiểm tra giám sát nội bộ hiện nay rất hạn chế về số lượng cán bộ, trong khi đó khối lượng hồ sơ vay của Chi nhánh là rất lớn. Do đó, Phòng kiểm tra giám sát nội bộ khó có thể có những nhận định đúng về thực trạng tín dụng và đưa ra những cảnh báo cho ngân hàng.

- Năng lực chuyên môn, đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc bố trí lao động làm công tác tín dụng đa phần là từ nguồn cán bộ mới ra trường nên chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện việc thẩm định cho vay, chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của công tác tín dụng trong môi trường mới. Họ chưa đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế thị trường, cũng như khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án, dự án còn yếu kém. Không nhận biết được những dấu hiệu rủi ro đôi khi xuất hiện ngay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng.

Do khối lượng công việc ngày càng quá tải dẫn đến nguy cơ không kiểm soát được toàn diện và đầy đủ tình hình khách hàng mà mình đang phụ trách.

Ngoài nguyên nhân về năng lực chuyên môn thì vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là nguyên nhân gây rủi ro cho hoạt động tín dụng. Qua kết luận của kiểm tra nội bộ, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nhiều món vay kém chất lượng, tồn đọng không có khả năng thu hồi và có nguy cơ mất trắng đều có nguyên nhân thẩm định sơ sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm soát. Điều đó một phần là do năng lực của cán bộ liên quan, nhưng một phần không nhỏ gây nên tình trạng đó là một bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định,…liên quan đến công tác cho vay bị sa sút về phẩm chất, thiếu trách nhiệm.

- Do chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng, tập trung quá cao cho một mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tất yếu dẫn đến việc giảm thấp điều kiện cung cấp tín dụng, nới lỏng kiểm soát cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 100 - 101)