6. Bố cục đề tài
1.2.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ngân hàng
Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh tín dụng có rất nhiều, rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ, song nhìn chung chúng được xếp vào các loại chính như sau:
a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
* Nguyên nhân do thiếu các công cụ ngân hàng
- Thiếu quy trình công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu: Cho đến nay hầu như
chưa có NHTM nào của nước ta ban hành và thực hiện được chiến lược, chính sách phát triển và quản lý rủi ro tín dụng một cách khoa học, với những dự báo theo tháng, quí, năm theo các chỉ tiêu định tính và định lượng. Nếu các biện pháp giảm thiểu rủi ro không được thực hiện trong từng nghiệp vụ riêng lẻ, chưa xây dựng được quy trình phòng ngừa RRTD… thì tần suất và quy mô tác hại của RRTD sẽ không được kiểm soát, phòng ngừa, quy mô thiệt hại của ngân hàng sẽ không thể lường được.
- Trình độ quản trị ngân hàng: được thể hiện ở 3 nội dung
+ Hoạch định chiến lược và phương án kinh doanh của ngân hàng. + Tổ chức thực hiện.
+ Kiểm tra, giám sát.
Bất kỳ một nội dung nào trong ba nội dung trên được thực hiện một cách yếu kém cũng sẽ dẫn đến RRTD. Chẳng hạn nếu chiến lược khách hàng không đúng đắn thì NHTM sẽ có đối tượng khách hàng xấu. Hoặc nếu ngân hàng chấp hành không nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay thì không thể ràng buộc chặt chẽ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Hoặc nếu khâu kiểm tra, giám sát không hiệu quả sẽ dẫn đến không phát hiện, ngăn ngừa được các bộ phận, các nhân thực hiện không đúng chính sách, mục tiêu kinh doanh đề ra và làm xuất hiện các khoản vay có vấn đề…
- Nội dung và quy trình tín dụng: Rủi ro tín dụng trước hết phát sinh do
ngân hàng chưa thiết lập được một quy trình tín dụng chặt chẽ từ khâu lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, phân tích tín dụng, ra quyết định cấp tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ đến khâu thanh lý tín dụng. Giữa các giai đoạn có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau, việc phân đoạn này tạo điều kiện cho việc xác định rõ ràng các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân định trách nhiệm cho nhân viên thực hiện.
17
- Chiến lược và chính sách tín dụng: Trong môi trường cạnh tranh gay
gắt, các NHTM thực hiện chính sách mở rộng tín dụng để chiếm lĩnh thị phần bằng cách đơn giản hóa thủ tục cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng sẽ dễ gặp phải rủi ro tín dụng.
Cơ chế trích lập dự phòng rủi ro tín dụng không hợp lý: Nguồn dự phòng rủi ro được trích lập hàng năm của ngân hàng được xác định là một nguồn quan trọng để bù đắp những mất mát khi không thu hồi được nợ. Quỹ này được dùng để xử lý các khoản nợ theo danh mục cụ thể khi đáp ứng những điều kiện trong quy định của từng quốc gia.
- Nguyên nhân do cán bộ ngân hàng:
+ Trình độ yếu kém của cán bộ ngân hàng chưa được đào tạo đầy đủ, không am hiểu các lĩnh vực ngân hàng định đầu tư, không am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế. Một cán bộ tín dụng trình độ yếu kém không đánh giá được hết khả năng rủi ro liên quan đến khoản vay và dẫn đến quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh nợ xấu cao.
+ Do đạo đức nghề nghiệp: Có những cán bộ yếu kém về phẩm chất, tư tưởng, đạo đức đã lợi dụng vị trí của mình để tham ô, trục lợi nên đã gây tổn thất tín dụng cho ngân hàng.
+ Chấp hành quy trình nghiệp vụ không nghiêm túc, phân tích tín dụng không chuẩn xác, thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác về khách hàng, từ đó dẫn đến những quyết định cấp tín dụng sai đối tượng.
- Phân tích khách hàng: Việc phân tích khách hàng một cách phiến diện,
quá quan tâm đến điều kiện đảm bảo tín dụng như: tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh mà coi nhẹ tính khả thi, khả năng hoàn vốn của dự án cũng là nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng.
b. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Các nguyên nhân đó bắt nguồn từ:
- Năng lực, trách nhiệm quản lý, đạo đức của người vay vốn: Trong nền
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt và phải nỗ lực hết mình trong những quan hệ phức tạp của xã hội để tồn tại và phát triển. Nhìn chung, đa phần các doanh nghiệp muốn giữ mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với ngân
18 hàng để được hưởng những ưu đãi đối một khách hàng được xếp loại tín nhiệm. Song không tránh khỏi có một số khách hàng cố tình lừa gạt ngân hàng để mưu lợi không chính đáng. Mưu kế lừa đảo có nhiều dạng, có nhiều doanh nghiệp do thiếu năng lực quản lý tài chính và không có tài sản thế chấp hợp lệ, không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, đã chế biến các số liệu, giấy tờ hoặc làm giả hồ sơ giả mạo để qua mắt ngân hàng nhằm để vay vốn ngân hàng. Nếu ngân hàng không phát hiện ra thì khả năng gặp nợ khó thu hoặc thu không được là rất lớn.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp do kinh doanh kém hiệu quả hoặc do đạo đức kém đã cố ý chây ỳ, không trả nợ cho ngân hàng, thậm chí còn bỏ trốn để chạy nợ. Trong trường hợp này ngân hàng hoàn toàn bị thua thiệt và chỉ còn trông chờ vào việc xử lý tài sản thế chấp và can thiệp của pháp luật.
- Sự sụp đổ của các đối tác kinh doanh: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp
có rất nhiều mối quan hệ với các tổ chức kinh tế khác và cũng giống ngân hàng, doanh nghiệp cũng có thể bị rủi ro từ phía các đối tác của mình làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bản thân doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro từ thị trường, tức các quyết định sai lầm trong các dự án không do ngân hàng tài trợ, hoặc từ sự thay đổi chính sách của chính phủ…Sự sụp đổ của doanh nghiệp này kéo theo sự sụp đổ của doanh nghiệp khác cũng có thể tạo phản ứng dây chuyền làm cho ngân hàng mất vốn ở quy mô lớn. Đây là loại rủi ro tín dụng gây tổn thất lớn nhất đối với ngân hàng.
- Sản phẩm và công nghệ lạc hậu: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
nhanh như hiện nay, công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp nhanh chóng trở nên lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra không có khả năng cạnh tranh cao, dần đến nguy cơ khó tiêu thụ sản phẩm và doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đúng hạn. Để khắc phục, ngân hàng có khả năng cấp vốn tín dụng đầu tư chiều sâu để doanh nghiệp cải thiện khả năng tiêu thụ của mình, nhưng quy mô RRTD từ các doanh nghiệp này sẽ lớn hơn nếu doanh nghiệp không có khả năng đởi mới cao. Nhìn chung, các doanh nghiệp của nước ta có công nghệ lạc hậu, khả năng đổi mới công nghệ cũng không cao, nên RRTD của ngân hàng về phương diện này lớn hơn các nước khác.
- Thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh: Vốn tự có của các doanh nghiệp ở
19 cho vay ngắn hạn hiện nay vốn ngân hàng tham gia đến 75% nhu cầu vốn; dự án trung, dài hạn vốn ngân hàng tham gia 60%. Do vốn tự có của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong dự án vay vốn, nên khi dự án thất bại, rủi ro mất vốn của ngân hàng sẽ rất lớn. Mặt khác, ở nước ta còn có tình trạng một dự án mới phát sinh không được đáp ứng đủ nhu cầu về vốn, doanh nghiệp liền sử dụng vốn của các dự án trước cho dự án này. Việc sử dụng các khoản vay không đúng mục đích đã cam kết vừa dẫn tới thâm hụt tài chính của doanh nghiệp, vừa tăng rủi ro từ phía kém hiệu quả của dự án. Những hậu quả đó làm cho xác suất RRTD của ngân hàng tăng cao.
c. Nguyên nhân khác.
- Môi trường tự nhiên: Nền kinh tế chịu tác động trực tiếp của môi trường
tự nhiên. Các diễn biến không dự đoán của thiên nhiên, nhất là thảm họa như lũ lụt hạn hán, dịch bệnh, hỏa hoạn… gây tác hại nặng nề đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại… và làm cho họ không có khả năng trả nợ, dẫn đến rủi ro cho NHTM.
- Môi trường kinh tế: Có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của
ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế lạm phát, suy thoái, mất ổn định, sức mua giảm sút, hàng hóa ứ đọng, làm cho các doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ và ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. Thậm trí, khi lãi suất thị trường thay đổi không như NHTM dự kiến cũng dẫn đến rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, các chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp và của ngân hàng. Chẳng hạn khi Chính phủ giảm thuế nhập khẩu mặt hàng nào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm tương tự trong nước, làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước kém sức cạnh tranh, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đó sẽ khó khăn trong trả nợ đúng hạn cho ngân hàng…
- Môi trường chính trị - văn hóa - xã hội quốc gia:
Môi trường chính trị- xã hội ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng bất an, tệ hại nhất là chiến
20 tranh, cấm vận, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội lan tràn… thì sẽ gặp rủi ro rất lớn trong họa động kinh doanh. Mọi rủi ro của doanh nghiệp đều dẫn đến trình trạng tài chính sa sút, làm cho doanh nghiệp khó khăn không có khả năng trả nợ.
- Môi trường pháp lý: Hoạt động tín dụng của ngân hàng phải dựa trên
nền tảng pháp lý vững vàng, đầy đủ và chặt chẽ. Bởi vì, tín dụng ngân hàng dựa trên niềm tin rằng khách hàng sẽ trả cả vốn và lãi cho ngân hàng khi đến hạn. Ngày nay, niềm tin đó chỉ có được dựa trên cơ sở sự bảo hộ của luật pháp. Nếu nhà nước xây dựng được một hệ thống pháp luật chặt chẽ, có hiệu lực thực thi sẽ tạo cơ sở lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp khác nhau, trong đó có quan hệ giữa các doanh nghiệp với ngân hàng, do đó RRTD của ngân hàng sẽ giảm. Ngược lại, hệ thống pháp luật lỏng lẻo, kém hiệu lực là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xấu lừa đảo, chây ì trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, qua đó làm tăng RRTD.
- Môi trường quốc tế: Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là một xu thế
tất yếu và chính điều này khiến cho môi trường quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng. Nếu tình hình kinh tế - tài chính của khu vực và thế giới ổn định và phát triển thì sẽ tác động thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ngược lại, nếu quan hệ kinh tế của doanh nghiệp ở nước ngoài bị đổ vỡ thì sẽ làm cho ngân hàng phải hứng chịu RRTD cùng khách hàng. Quan hệ kinh tế mở rộng ra các nước đã tạo ràng buộc về kinh tế của doanh nghiệp và ngân hàng vào nước ngoài, nhất là ràng buộc về pháp luật, do đó làm tăng quy mô và tăng các nguyên nhân dẫn đến RRTD của ngân hàng. Điều này đã được chứng minh, trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước Đông Nam Á, sau đó lan ra toàn Châu Á.
- Các nguyên nhân bất khả kháng khác như: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, sự biến động của thị trường, thay đổi về lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực và trên thế giới… cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.