Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 36 - 40)

6. Bố cục đề tài

1.2.8. Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng

Để đo lường về RRTD, ta thường đi sâu xem xét và phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

* Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thanh toán đã thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

27 Nợ quá hạn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá RRTD của một NHTM. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cũng như mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Nó cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng, chất lượng sản phẩm và các chính sách hỗ trợ khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng tổn thất RRTD của ngân hàng càng cao, việc quản lý RRTD của ngân hàng kém hiệu quả.

Tỷ lệ nợ quá hạn: Ngoài chỉ tiêu số tuyệt đối, người ta còn sử dụng chỉ tiêu số tương đối, đó là tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

Tổng dư nợx 100%

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành 05 nhóm:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

28 Nợ quá hạn bao gồm các khoản nợ thuộc từ nhóm 2 đến nhóm 5.

* Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là những khoản nợ mang các đặc trưng:

- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.

- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày. Nợ xấu theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả. Nó thể hiện khả năng mất vốn rất lớn. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ nhóm 3+Nợ nhóm 4+Nợ nhóm 5

Tổng dư nợ x 100%

Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng

của một NHTM và mức độ của nó phản ánh nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng của NHTM đó.

* Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ

Doanh số cho vayx 100%

Hệ số thu hồi nợ cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này phần nào phản ánh hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng trong từng thời kỳ.

* Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay

Tổng tài sản có x 100%

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho

29 vay của ngân hàng được chia thành 03 nhóm:

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

* Tỷ lệ nợ được xóa so với tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ xấu đã được xóa nợ, và cho biết mức độ tổn thất tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ được xóa trong kỳ = Nợ được xóa trong kỳ

Tổng dư nợ trong kỳ x 100%

* Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ quá hạn so với tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao mức độ rủi ro càng lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng tài sản trong kỳ = Nợ quá hạn trong kỳ Tổng tài sản trong kỳx 100% * Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng: + Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập Dư nợ bình quân x100%

Tùy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0% đến 100% giá trị của từng khoản vay (sau khi trừ đi tài sản đảm bảo đã được định giá lại). Như vậy, nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích dự phòng cũng sẽ càng cao. Thông thường, tỷ lệ ngày từ 0% đến 5%. Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ dự phòng RRTD.

30 chất lượng tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này (thường từ 2% trở lên) thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề.

* Các chỉ tiêu phân tán rủi ro

Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 thay thế cho Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 19/04/2005, các TCTD phải đảm bảo tuân thủ quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, cụ thể như sau:

- Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ an toàn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro.

Tỷ lệ an toàn = Vốn tự có

Tổng tài sản "Có" rủi ro Trong đó:

+ Vốn tự có = Tổng vốn cấp 1 + Tổng vốn cấp 2 - Các khoản phải trừ đi khi tính

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)