Xây dựng, tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 86 - 88)

6. Bố cục đề tài

2.3.1. Xây dựng, tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

* Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Ngân Hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Sông Công tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo cơ cấu: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc, Phòng KHDN, Phòng Bán lẻ, Phòng Giao dịch loại I, Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ giám sát tín dụng. Các bộ phận trong bộ máy được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

* Phòng Khách hàng:

- Phòng KHDN, Phòng Bán lẻ, Phòng giao dịch loại I gọi chung là phòng QHKH. Phòng QHKH làm tất cả các công việc trong quy trình tín dụng từ việc tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định, trình Phó Giám đốc, Giám đốc Chi nhánh phê duyệt hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu hồi nợ. Việc cán bộ tín dụng phụ trách tất cả các khâu của khoản vay có ưu điểm là cán bộ tín dụng có thể kiểm soát chặt chẽ khách hàng vay vốn, hiểu biết khách hàng của mình một cách chặt chẽ và phải chịu trách nhiệm chính đối với mỗi khoản cho vay mình phụ trách.

* Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề

Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề độc lập với các phòng nghiệp vụ tín dụng và có những nhiệm vụ sau:

- Thực hiện thẩm định rủi ro, các đề xuất tín dụng một cách độc lập.

- Cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho phòng QHKH hay thông báo yêu cầu phòng QHKH thực hiện kiểm tra, rà soát lại các khoản cho vay.

- Kiểm tra giám sát và kiến nghị việc phân loại nợ của phòng QHKH. - Tính toán trích lập dự phòng rủi ro, phối hợp với phòng QHKH và phòng tín dụng trong việc phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đề xuất và giám sát thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp.

* Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

+ Đánh giá mức rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro. + Thường xuyên kiểm tra và đánh giá nghiêm túc việc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, các quy định chính sách của NHCT Việt Nam tại Chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch, trong

77 hoạt động của Chi nhánh. Từ đó đề xuất các biện pháp bổ sung, chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục.

+ Định kỳ kiểm tra, kiểm soát về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của Chi nhánh. Đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định và thủ tục lên Hội Sở chính.

Như vậy, phòng QHKH bao gồm Phòng KHDN, Phòng Bán lẻ, Phòng giao dịch loại I và bộ phận Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập (trực thuộc phòng Kiểm tra, kiểm toán) phải phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ và đoàn kiểm tra của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thực hiện.

Năm 2019 ghi nhận 1288 lỗi không tuân thủ tại nghiệp vụ tín dụng; Trong đó: Lỗi lưu hồ sơ 556 lỗi chiếm 43,16%, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm 292 lỗi, giải ngân 149 lỗi, thu nợ gốc, lãi, phí 124 lỗi, thẩm định bảo đảm tiền vay 54 lỗi, cấp tín dụng 35 lỗi, thẩm định tài chính khách hàng 34 lỗi, chấm điểm xếp hạng tín dụng 19 lỗi, thẩm định tư cách pháp lý khách hàng 9 lỗi, quyết định cấp tín dụng 8 lỗi, kiểm tra giám sát tín dụng 4 lỗi, miễn giảm lãi, cơ cấu khoản vay, phân loại nợ 2 lỗi, trích lập dự phòng xử lý rủi ro 1 lỗi, kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng và quản lý tài sản 1 lỗi.

Bảng 2.14. Mức độ lỗi theo phòng nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2019

Mức độ Phòng trọng yếu ban KTY 1 2 3 4 5 PGD Ba Hàng 16 2 324 307 8 - Bán lẻ 25 4 8 165 - 1 KHDN 3 1 11 162 - PGD TTTM PY 4 7 125 200 3 - Tổng cộng 48 14 125 834 11 1

(Nguồn: Danh mục lỗi phát sinh giai đoạn 2017 - 2019, Risk Profile, Vietinbank chi nhánh Sông Công)

78 Tỉ lệ lỗi mức độ trọng yếu 3 chiếm 80,73% tổng số lỗi phát sinh còn mức độ trọng yếu 2 chiếm 12,1% tổng lỗi. Đây là hai mức độ chủ yếu đối với các lỗi phát sinh.

Lỗi mức độ 5 của phòng Bán lẻ liên quan đến khoản cấp tín dụng sai thẩm quyền tín dụng: Trưởng phòng Bán lẻ cấp tín dụng cho khách hàng liên quan - hai vợ chồng mà không tuân thủ mức thẩm quyền đã quy định (Ban Giám đốc).

Lỗi mức độ trọng yếu 4 bao gồm bảy lỗi phát sinh trong khâu giải ngân không đúng mục đích, còn lại là các lỗi liên quan đến thẩm định tài sản bảo đảm.

Nhìn vào tỉ lệ nghiệp vụ phát sinh lỗi trong giai đoạn 2017 - 2019, có thể thấy rằng, nghiệp vụ tín dụng chủ yếu là lỗi không bàn giao hồ sơ kịp thời.

Nghiệp vụ tín dụng còn thiếu chú trọng về mặt hồ sơ tuân thủ quy định, bàn giao hồ sơ, thực hiện các biên bản kiểm tra sau sử dụng vốn vay còn chưa tốt. Hồ sơ giải ngân còn sai sót hoặc thiếu các giấy tờ, biên bản theo quy định. Việc tác nghiệp hệ thống còn sơ suất, có sự sai lệch so với hồ sơ giấy hoặc thiếu sót. Sai sót đối với hồ sơ tài sản bảo đảm thường là thiếu căn cứ định giá theo giá trị thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)